Nghệ An: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2021-2030
Mới đây, sau khi kiểm tra một số mô hình sản xuất, chế biến, chăn nuôi trên địa bàn huyện, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 được thành lập theo Quyết định 212/QĐ/UBND ngày 21/01/2022 của UBND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Anh Sơn.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, công tác triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2021 được huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An triển khai ngay từ những ngày cuối năm 2020.
Các chỉ tiêu cơ bản về sản xuất Nông nghiệp và PTNT đều hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao: Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá CĐ 2010) ước năm 2021 đạt 1.650.037 triệu đồng, đạt 97,8% KH, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 16.165 ha, đạt 97,3% KH, tăng 3% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 68.793 tấn, đạt 101% KH, tăng 10,9% so với cùng kỳ.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, toàn huyện đã gieo trồng 3.347 ha/KH 3.300 ha, đạt 101,4%/KH. Ước năng suất bình quân 67 tạ/ha, sản lượng 22.425 tấn. Xây dựng mô hình cánh đồng lớn lúa giống mới, bón phân theo bản đồ nông hóa với tổng diện tích 328 ha tại 8 địa phương... Trồng rừng tập trung đến nay ước đạt 331 ha, đạt 23,6%/KH năm, tăng 21,2% so với cùng kỳ.
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện, tiềm năng của từng địa phương; duy trì và phát triển được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh; ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật vào sản xuất tưới nhỏ giọt theo công nghệ tưới tiên tiến tại các nhà lưới nhà màng; kết hợp hệ thống điều khiển tưới tự động, tưới phun mưa trên cây ăn quả, chè công nghiệp... Huyện đã đưa diện tích mía ra đất bãi, xây dựng mô hình trồng mía giống mới áp dụng cơ giới hóa từ trồng đến thu hoạch trên đất bãi tại một số xã như Đỉnh Sơn, Hoa Sơn, Hùng Sơn, Tam Sơn... cho năng suất trên 100 tấn/ha.
Huyện đã tận dụng mặt nước sông suối, hồ đập để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo giống có năng suất cao, tạo giống cá tại chỗ. Nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè chất lượng cao. Sản xuất lâm nghiệp đã có chuyển biến mạnh về chất, phát triển bền vững, hiệu quả.
Đồng thời, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, bình quân mỗi xã đạt 18,2 tiêu chí. Năm 2021, có thêm 01 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn NTM lên 14 xã, chiếm 70% số xã trên địa bàn. Tính từ năm 2019-2021 đã có 18 sản phẩm đạt kết quả OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hạ tầng nông nghiệp được củng cố. Công tác chế biến, tiêu thụ và quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã triển khai thực hiện tốt.
Huyện Anh Sơn đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, Sở NN&PTNT xem xét hỗ trợ huyện xây dựng, sửa chữa khắc phục hệ thống thủy lợi, kênh mương đã hư hỏng xuống cấp nặng để đảm bảo phát triển sản xuất; hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả và cỏ làm thức ăn chăn nuôi theo Nghị quyết số 18/2021/NQ-HDDND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh theo nhu cầu thực tế trên địa bàn; kết nối với các doanh nghiệp để hợp tác liên kết sản xuất, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho người dân; hỗ trợ cho xã Thọ Sơn nâng cấp công trình nước tự chảy cho 2 bản đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu huyện Anh Sơn cần tiếp tục bám vào các nhiệm vụ, giải pháp được ban hành tại Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 18/01/2022 của UBND tỉnh để triển khai, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao; đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định an ninh trật tự, an ninh biên giới. Huyện cần bám sát vào kế hoạch và các chỉ tiêu được giao, rà soát loại kế hoạch và kịch bản tăng trưởng của huyện để phù hợp trong điều kiện dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp ngay từ đầu năm, để đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2021-2025; triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, tập trung bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển kinh tế dưới tán rừng, trồng thâm canh chất lượng cao gắn với cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý chất lượng, giá cả đầu vào như phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thức ăn chăn nuôi...
Ngọc TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.