Nghệ An: Hội thảo đánh giá chỉ số PCI năm 2021 và giải pháp nâng cao chỉ số PCI
Chiều 8/9, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo đánh giá chỉ số PCI tỉnh Nghệ An năm 2021 và giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong giai đoạn tới.
- Nghệ An: Thu ngân sách 8 tháng ước đạt hơn 13.400 tỷ đồng
- Nghệ An: Thông qua Nghị quyết về đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Nghệ An: Khắc phục bất cập để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Nghệ An - Thanh Hóa - Hà Tĩnh: Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác phát triển
- Nghệ An: Những con số tích cực về phát triển kinh tế
Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.
Dự hội thảo có ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, các hiệp hội, hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Đức Trung - Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có vai trò hết sức quan trọng, là hệ thống phản ánh thông tin khách quan từ doanh nghiệp về môi trường cạnh tranh cấp tỉnh; theo dõi, đánh giá chất lượng công tác điều hành, nhất là điều hành kinh tế, mức độ thân thiện, thuận lợi của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền để thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân.
Nhận thức được tầm quan trọng của chỉ số PCI, từ năm 2012, Nghệ An đã xây dựng Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ đó, PCI của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2020.
Năm 2016, chỉ số PCI của Nghệ An đứng thứ 25 và đến năm 2020 đứng thứ 18/63 tỉnh, thành. Bước sang năm 2021, điểm số PCI của tỉnh Nghệ An là 64,74, chỉ tăng 0,01 điểm so với năm 2020, nhưng thứ hạng của tỉnh giảm 12 bậc (từ 18 xuống 30 trong bảng tổng hợp xếp hạng chỉ số PCI toàn quốc).
Từ kết quả đó cho thấy, mức độ, chất lượng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; vẫn còn những rào cản, những điểm nghẽn, bất cập trong chỉ đạo, điều hành và trong thực thi công vụ, nhất là phục vụ doanh nghiệp.
Ngoài ra, với việc cải thiện chỉ số PCI không có tính bứt phá cũng cho thấy, chính quyền tỉnh mặc dù quan tâm, nhưng đang "loay hoay", chưa tìm ra được vấn đề cốt lõi của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và cải thiện chỉ số PCI nói riêng.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cho biết, theo chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, trong thời gian tới, Nghệ An tập trung, quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Với tinh thần hết sức cầu thị, qua hội thảo, Nghệ An mong muốn được lắng nghe những đánh giá, góp ý thẳng thắn, trực diện, khách quan từ các chuyên gia đầu ngành và các doanh nghiệp, từ đó chỉ ra những mặt hạn chế, những điểm mạnh cần phát huy.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công đánh giá: qua nghiên cứu, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh thì VCCI nhận thấy, tỉnh Nghệ An còn rất nhiều không gian để cải cách. Tuy nhiên, tốc độ cải cách cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, cần phải có sự nỗ lực, vào cuộc của cả bộ máy chính trị để có thể khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế của tỉnh nhà.
Qua nghiên cứu, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh, VCCI nhận thấy, Nghệ An còn rất nhiều không gian để cải cách. Tuy nhiên, tốc độ cải cách cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa, cần phải có sự nỗ lực, vào cuộc của cả bộ máy chính trị để có thể khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế.
Đại diện Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh tại hội thảo cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm duy trì thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI; Đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã có những đánh giá, ý kiến đóng góp hết sức thẳng thắn, cởi mở nhằm nâng cao chỉ số PCI trong giai đoạn tới.
Tại hội thảo, lãnh đạo các sở, ngành, các Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thảo luận, tập trung phân tích, đánh giá các tồn tại, hạn chế trong môi trường đầu tư kinh doanh, chỉ số PCI; đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Kết luận hội thảo, thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung trân trọng cảm ơn và đánh giá cao Báo cáo về chỉ số PCI mà VCCI đã thực hiện; cùng với đó là những phân tích khách quan, chất lượng và những khuyến nghị thiết thực cho tỉnh Nghệ An trong thời gian tới; cảm ơn các nội dung chia sẻ về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh và những ý kiến đóng góp.
Tiếp thu, ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, người đứng đầu UBND tỉnh mong mỗi cơ quan, mỗi địa phương, mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính quyền phải tự ý thức nâng cao vai trò, trách nhiệm trong phụng sự người dân, doanh nghiệp; tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch và thuận lợi, là động lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Trong đó, người đứng đầu mỗi sở, ban, ngành, địa phương phải gắn trách nhiệm của sở mình, ngành mình, địa phương mình trong nỗ lực cải thiện chỉ số PCI.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả tích cực cũng như tồn tại, hạn chế trong chỉ số PCI của Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và cải thiện chỉ số PCI không đơn giản là cải thiện thứ bậc, mà mục tiêu lớn hơn là cải thiện thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh; coi cải thiện chỉ số PCI là mục tiêu và động lực để tỉnh Nghệ An thay đổi, năng động hơn, tốt hơn về năng lực điều hành quản lý, thực hiện tinh thần phục vụ doanh nghiệp. Chính quyền tỉnh, các cấp, các sở, ngành đều phải thực hiện mục tiêu này.
Để làm được điều này, đồng chí Nguyễn Đức Trung yêu cầu từ UBND tỉnh đến các sở, ngành, địa phương phải xác định rõ trách nhiệm, nhất là người đứng đầu: "Mỗi cán bộ, công chức, viên chức hãy vì sự phát triển của tỉnh mà tự nguyện gánh vác trách nhiệm, để tạo lập một môi trường đầu tư kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư, từ đó chỉ số PCI sẽ được nâng cao".
Trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh 6 nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, "tư tưởng có thông thì mới làm được mọi việc", trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức phải thông, phải hiểu mục đích, ý nghĩa của việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó mới lan toả tới doanh nghiệp và người dân.
Mặt khác, tập trung cải thiện các chỉ số thành phần mà tỉnh đang yếu, đang giảm hoặc đang đứng ở thứ hạng thấp; tiếp tục cải thiện tăng các chỉ số thành phần. Phấn đấu trong năm 2022 và các năm tiếp theo, không có chỉ số thấp hơn điểm trung vị PCI bình quân của cả nước. Yêu cầu các sở, ngành phải khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để cải thiện cho từng chỉ số. Kế hoạch phải có lộ trình thực hiện, mục tiêu cụ thể, duy trì thường xuyên thì mới tạo ra được thay đổi lâu dài.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung thực hiện chuyển đổi số, tăng thủ tục hành chính thực hiện qua hình thức trực tuyến; triển khai thực hiện triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; có cơ chế, chính sách khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của người dân xứ Nghệ. Trong giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp phải thực hiện với phương châm "nhanh - đúng - hiệu quả", trên tinh thần "tôn trọng - lắng nghe - thấu hiểu".
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.