Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số

Địa phương
05:52 AM 20/05/2025

Vừa qua, Hội thảo "Phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki” đã được tổ chức tại Tổng đội thanh niên xung phong 10 Nghệ An thuộc xã Na Ngoi, một trong các xã miền núi thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, với sự phối hợp giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An và các cơ quan liên quan. Nhằm mục đích chuyển giao kỹ thuật trồng tỏi chất lượng cao cho địa phương và xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ "Dự án khảo sát xác minh kinh doanh SDGs với khu vực tư nhân để phát triển chuỗi giá trị cho tỏi Sanuki tại tỉnh Nghệ An, Việt Nam 2023 - 2026" do Hợp tác xã Farmers'Co-op tại thành phố Zentsuji, tỉnh Kagawa (Farmers' Co-op) đề xuất với JICA với mục tiêu góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội mà các quốc gia đang phát triển gặp phải. Đây là một trong các dự án thuộc chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số- Ảnh 1.

Bà Võ Thị Nhung, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Nghệ An thăm kết quả dự án.

Hội thảo lần này có sự tham gia của 60 người từ 46 hộ dân sinh sống quanh khu vực xã Na Ngoi, phần lớn trong số họ là người dân tộc thiểu số có quan tâm tới kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cũng như có nguyện vọng tham gia vào hoạt động của dự án. Sau thời gian trồng thử nghiệm, bằng việc áp dụng bí quyết trồng tỏi chất lượng cao đã có từ lâu đời tại tỉnh Kagawa - Nhật Bản, dự án thành công trong việc nuôi trồng được loại tỏi có chất lượng tương đương với tỏi trồng tại tỉnh Kagawa, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Nghệ An. 

Song song với việc phổ cập kiến thức, dự án đang nỗ lực chứng minh tính ưu việt của các thành phẩm làm từ tỏi trồng tại Nghệ An thông qua các thử nghiệm sản xuất, phân loại, chế biến, phân phối và nghiên cứu thị trường đối với tỏi Sanuki tươi trồng tại Nghệ An, đồng thời xây dựng phương án đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại thị trường trong nước. Qua đó, dự án kì vọng nhằm thúc đẩy nông nghiệp địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con.

Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số- Ảnh 2.

Ông Kondo Takashi, Chủ tịch Hợp tác xã Farmers'Co-op tại buổi hội thảo.

Bên cạnh đó, Farmers'Co-op cũng là đơn vị tiếp nhận người lao động nước ngoài trong nhiều năm. Trong dự án này, chính các lao động đã từng làm việc tại Farmers'Co-op là con em của tỉnh Nghệ An sau khi quay về Việt Nam đã tham gia tích cực vào dự án. Đây cũng là cách giúp phát triển nguồn nhân lực cho địa phương cũng như người lao động đã làm việc tại nước ngoài về nước vẫn có thể áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến và kiến thức của Nhật Bản để sinh sống và làm việc tại quê hương của mình. 

Tới nay, Nghệ An là tỉnh miền núi nằm dọc biên giới với Lào, nghề nông truyền thống khó có thể đảm bảo thu nhập ổn định nên nhiều người trẻ đã phải rời quê đi làm ăn xa. Trong bối cảnh này, nếu ngành trồng tỏi có thể trở thành một loại cây trồng cho giá trị cao tại địa phương sẽ tạo ra việc làm và ổn định cuộc sống cho người dân tại tỉnh.

Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số- Ảnh 3.

Giao lưu giữ Ông Shinoda Takanobu- Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam với người dân tộc và các cựu lao động Việt Nam tại Nhật Bản tại hội thảo.

Ngoài ra dự án dự kiến có thể mở rộng sang các ngành trồng rau và trái cây khác, góp phần mở rộng khả năng đa dạng hóa và tăng thêm giá trị cho ngành nông nghiệp trong khu vực.

Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số- Ảnh 4.

Người dân đăng kí tham gia trồng thử nghiệm tỏi Sanuki.

Được biết, trong tương lai JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, với kì vọng xây dựng được mối quan hệ tin cậy với cộng đồng địa phương đồng thời tạo ra một mô hình bền vững và toàn diện góp phần cải thiện cuộc sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và miền núi của Việt Nam.

Nghệ An: JICA hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho dân tộc thiểu số- Ảnh 5.

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo.

 

NK
Ý kiến của bạn
Đề xuất cho Ngân hàng Nhà nước thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt Đề xuất cho Ngân hàng Nhà nước thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, hiện thẩm quyền cho vay đặc biệt 0% một năm, không có tài sản đảm bảo là của Thủ tướng. Nhưng ở lần sửa luật này cơ quan quản lý đề xuất phân quyền quyết việc này cho Ngân hàng Nhà nước.