Nghệ An: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng chí Trần Nhật Minh - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Nghệ An chủ trì hội nghị.
- Nghệ An: Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2022
- Nghệ An: Quy hoạch Quỳnh Lưu thành trung tâm kinh tế vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ
- Nghệ An: Đoàn kết, sáng tạo xây dựng và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới
- Nghệ An: Từng bước số hóa trong quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường
Theo dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 7 chương, 74 điều quy định về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trong đó, dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã bổ sung nhiều điểm mới như: Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trong đó, bổ sung quy định về ủy quyền thực hiện dân chủ ở cơ sở; quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nghĩa vụ kịp thời phản ánh, kiến nghị, báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy định phạm vi thực hiện dân chủ đối với từng loại hình cơ sở; quy định hình thức chế tài xử lý vi phạm đối với từng nhóm chủ thể và hành vi vi phạm.
Cùng tham gia thảo luận, các đại biểu cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm kịp thời thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, trực tiếp và gần nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chủ trương phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; đồng thời, đồng tình cao với kết cấu, bố cục nội dung các chương, điều trong dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, một số đại biểu cũng cho ý kiến về việc bổ sung và đa dạng hóa hình thức công khai thông tin; ý thức của cộng đồng dân cư, thôn, tổ dân phố; trách nhiệm giải trình của cơ quan cấp xã trong quá trình ban hành quy định hành chính bất lợi cho công dân và liên quan tới lợi ích của cộng đồng; bổ sung quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bàn bạc, quyết định trong cơ quan, đơn vị; rà soát lại quy định về việc ban hành nghị quyết của cộng đồng dân cư... Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, đề nghị Chính phủ, các Bộ cần sớm ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể, sát thực phù hợp với nội dung của Luật.
Đại biểu đề nghị bổ sung một số nội dung, từ ngữ nhằm làm rõ thêm phạm vi, đối tượng điều chỉnh... Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc Đậu Khắc Thân đề nghị tại khoản 1 điều 9 bổ sung cụm từ "Kết quả" sau cụm từ kế hoạch, cụ thể là "Kế hoạch, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm của cấp xã"; khoản 10 điều 9 đề nghị bổ sung thêm cụm từ "Phó trưởng ban" sau đoạn Trưởng ban vì chức danh này do HĐND xã trực tiếp bầu và cũng nên lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo định kỳ như cấp huyện trở lên.
Đề nghị bổ sung tại khoản 1 mục a điều 10 cụm từ "Trụ sở làm việc của cấp xã" thay thế cụm từ "Trụ sở HĐND, UBND", cụ thể là "Niêm yết công khai thông tin tại trụ sở làm việc của cấp xã và nhà văn hóa, tổ dân phố, điểm sinh hoạt cộng đồng"; tại mục d điều 10 đề nghị bổ sung cụm từ "Giữa chính quyền" thay thế cụm từ UBND cấp xã, cụ thể là "Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa chính quyền cấp xã với nhân dân"...
Đồng thời, đề nghị bỏ khoản 4 "Thông qua hòm thư góp ý" vì thực tế thời gian qua không phát huy hiệu quả, gây lãng phí, không còn hợp lý nhất là sau sáp nhập xóm, tổ dân phố; đề nghị thêm hình thức giám sát "Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng"; đề nghị bổ sung thêm kinh phí hoạt động Ban Thanh tra nhân dân và mức bồi dưỡng cho Trưởng, phó, thành viên Ban do ngân sách Nhà nước các cấp đảm bảo trên cơ sở hoạt động thực tế.
Ở mục 2 điều 15 đề nghị bổ sung thêm cụm từ "Ngoài quy định", cụ thể là "Việc lập, thu, chi các loại quỹ xã hội, quỹ từ thiện và các khoản khác từ nguồn đóng góp của cộng đồng dân cư"; bổ sung thêm mục "Tổ chức và hoạt động tổ tự quản của thôn, tổ dân phố"...
Đại biểu đề nghị bổ sung một số nội dung, từ ngữ nhằm làm rõ thêm phạm vi, đối tượng điều chỉnh... Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nghi Lộc Đậu Khắc Thân đề nghị tại khoản 1 điều 9 bổ sung cụm từ "Kết quả" sau cụm từ kế hoạch, cụ thể là "Kế hoạch, kết quả phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hàng năm của cấp xã"; khoản 10 điều 9 đề nghị bổ sung thêm cụm từ "Phó trưởng ban" sau đoạn Trưởng ban vì chức danh này do HĐND xã trực tiếp bầu và cũng nên lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo định kỳ như cấp huyện trở lên.
Cũng tại khoản 1 mục a điều 10 đề nghị bổ sung cụm từ "Trụ sở làm việc của cấp xã" thay thế cụm từ "Trụ sở HĐND, UBND", cụ thể là "Niêm yết công khai thông tin tại trụ sở làm việc của cấp xã và nhà văn hóa, tổ dân phố, điểm sinh hoạt cộng đồng"; tại mục d điều 10 đề nghị bổ sung cụm từ "Giữa chính quyền" thay thế cụm từ UBND cấp xã, cụ thể là "Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa chính quyền cấp xã với nhân dân".
Cảm ơn các ý kiến góp ý của các đại biểu, đồng chí Trần Nhật Minh - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Nghệ An tiếp thu, ghi nhận tất cả các ý kiến đóng góp, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An sẽ tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời, đây cũng là căn cứ để Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nghiên cứu, tham gia góp ý tại các diễn đàn trong thời gian tới.
Ngọc TúSố liệu công bố của Cục Thống kê TP Hà Nội sáng ngày 2/11 cho thấy, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.