Nghệ An: Lọt nhóm 10 địa phương thu hút FDI lớn nhất cả nước
Năm 2022 lần đầu tiên tỉnh Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước, với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh hơn 935 triệu Đô la Mỹ.
- Nghệ An: Yêu cầu cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023
- Nghệ An: Kiến nghị cho phép tổ chức một số chuyến bay charter đến Cảng hàng không quốc tế Vinh
- Nghệ An: Ngăn chặn vận chuyển, buôn bán trâu, bò trái phép qua biên giới
- Tọa đàm "Định hướng phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"
- Nghệ An: Hưởng ứng cuộc vận động "Người việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022, mặc dù bị tác động bởi nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An vẫn đạt những kết quả rất tích cực. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển toàn diện trên tất cả các ngành, lĩnh vực với 27/28 chỉ tiêu chủ yếu dự kiến hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 14%; Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt trung bình 62,94%. Tổng lượt khách lưu trú dự kiến đạt 4,45 triệu lượt, doanh thu du lịch dự kiến đạt 5.670 tỷ đồng.
Trong năm nay, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có thêm 92 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 28.400 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên Nghệ An lọt vào nhóm 10 địa phương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước với tổng vốn cấp mới và điều chỉnh hơn 935 triệu Đô la Mỹ. Trong số đó, các dự án lớn như: Nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử Goerteck, Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử Lux-share, Nhà máy khoa học kỹ thuật kim loại Tân Việt.
Tại Nghệ An, việc xúc tiến, cải thiện môi trường đầu tư luôn được tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương chú ý, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Đặc biệt, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm với những đối tác, ngành nghề, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp; hoàn thành và trình phê duyệt được đề án mở rộng khu Kinh tế Đông Nam.
Năm 2022, tỉnh cũng đã rà soát 271 dự án đầu tư có dấu hiệu chậm tiến độ hoặc không triển khai trên địa bàn tỉnh; thành lập đoàn kiểm tra và danh mục các dự án kiểm tra trong năm đối với 139 dự án; trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết về tăng cường quản lý nhà nước đối với các dự án treo, dự án chậm tiến độ và dự án sử dụng đất không đúng mục đích trên địa bàn.
Về thu hút nguồn vốn ODA, trong 10 tháng đầu năm 2022, có 1 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; 1 dự án đang làm thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư; 3 dự án đang thực hiện thủ tục đề xuất.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 11 chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài với tổng mức đầu tư 9.620 tỷ đồng; giải ngân vốn nước ngoài 10 tháng đầu năm 68,694 tỷ đồng/482,140 tỷ đồng, đạt 14,25% kế hoạch được giao.
UBND tỉnh Nghệ An dự kiến năm 2023 có tốc độ tăng trưởng GRDP 9-10%; thu ngân sách Nhà nước 15.857 tỷ đồng; Tổng kim ngạch xuất khẩu 2,870 tỷ USD; Tổng nguồn đầu tư phát triển toàn xã hội 106.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 56-57 triệu đồng.
Năm 2023 tỉnh Nghệ An sẽ đổi mới việc xúc tiến đầu tư, đa dạng hóa hình thức thực hiện; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về xúc tiến đầu tư. Cùng với đó, tỉnh tập trung hỗ trợ và giải quyết các thủ tục đầu tư, tháo gỡ vướng mắc đối với các nhà đầu tư hạ tầng chiến lược để hình thành các cực tăng trưởng về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Thái QuảngTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.