Nghệ An: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội
Mới đây, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
- Nghệ An: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh nhân dịp Lễ Phục sinh 2022
- Nghệ An: Xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu với Lào sắp hoạt động lại
- Nghệ An: Bộ Tư lệnh Quân khu 4 làm việc với tỉnh về diễn tập khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự
- Nghệ An: Thường trực Tỉnh ủy giao ban với lãnh đạo các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Tỉnh ủy
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An Thái Thi An Chung nhấn mạnh tại Hội nghị: Việc tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội là dịp để đánh giá về công tác tiếp xúc cử tri trong thời gian qua; làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế. Làm rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội.
Cùng trao đổi những kinh nghiệm hay, những cách làm tốt, rút ra những bài học thiết thực có thể vận dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới. Đề xuất các giải pháp, những kiến nghị với Trung ương, với tỉnh những vấn đề cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội thời gian tới, qua đó đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của cử tri tỉnh nhà.
Đại biểu Quốc hội đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong việc nắm bắt, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri ở địa bàn ứng cử, thu thập được nhiều ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời. Nhiều ý kiến, kiến nghị đã được giải đáp, trả lời cử tri ngay tại Hội nghị TXCT.
Xây dựng Báo cáo tổng hợp kiến nghị cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, phân loại đúng theo cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri. Đến nay, 85,9% kiến nghị thuộc thẩm quyền của cơ quan Trung ương và 100% kiến nghị thuộc thẩm quyền địa phương đã được trả lời. Nhiều kiến nghị đã được giải quyết thấu đáo, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay mới chỉ thực hiện tại nơi ứng cử trước và sau kỳ họp, chưa tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, nhóm đối tượng cử tri. Trong công tác tổ chức TXCT chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. Đa số các Hội nghị TXCT chưa thu hút được sự tham gia đông đảo cử tri ở xóm, khối, bản, những người trong độ tuổi lao động mà đối tượng cử tri chủ yếu là cán bộ xóm, khối, bản, đoàn thể, người già, có những "cử tri chuyên nghiệp" vì vậy việc ghi nhận ý kiến, kiến nghị cử tri chưa bao quát, toàn diện. Nhiều cử tri kiến nghị những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, chưa có nhiều ý kiến đóng góp vào nội dung, chương trình kỳ họp hoặc xây dựng chính sách, pháp luật.
Ngoài ra, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến công tác tiếp xúc cử tri như chủ động xây dựng kế hoạch sớm, đảm bảo đúng thời gian quy định, bố trí khoa học. Đặc biệt là việc tiếp xúc cử tri nên để bố trí sắp xếp các sở, ban, ngành tham dự cùng ĐBQH, HĐND cấp tỉnh để có thể tiếp thu trực tiếp, trả lời những vấn đề cụ thể tại hội trường. Trong quá trình báo cáo với cử tri tại hội nghị tiếp xúc, đại biểu Quốc hội cần thông tin cho cử tri những vấn đề trọng tâm mà cử tri quan tâm liên quan đến các kỳ họp để cử tri hiểu rõ.
Về hình thức tiếp xúc cử tri cần phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Tăng cường thực hiện tiếp xúc cử tri theo ngành, lĩnh vực. Tuỳ vào các nội dung liên quan đến kỳ họp, hoặc căn cứ tình hình thực tiễn, cần lựa chọn nội dung trọng tâm về thời sự, có ý nghĩa chính trị - xã hội đối với tỉnh và đất nước, là những vấn đề bức xúc đang được đông đảo cử tri quan tâm để lựa chọn làm nội dung tiếp xúc cử tri... Trước các kỳ tiếp xúc cử tri, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kế hoạch, thời gian, địa điểm, thành phần để nhân dân biết cùng tham gia.
Đặc biệt, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung ghi nhận, tiếp thu các kiến nghị của các đại biểu, đồng thời mong muốn Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục nghiên cứu đổi mới công tác tiếp xúc cử tri theo quy định. Xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri và gửi chương trình tiếp xúc cử tri xuống địa phương một cách sớm nhất. Chủ động nắm chắc các nội dung để thông tin cho các cử tri được biết, đa dang hóa các hình thức tiếp xúc cử tri.
Bên cạnh đó, tích cực phối hợp, đề xuất các chuyên đề để tổ chức hoạt động tiếp xúc cử tri được tốt hơn. Thường trực HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ thông tin kịp thời những vấn đề mà dư luận ở địa phương quan tâm để cho đại biểu Quốc hội nắm bắt kịp thời. Lựa chọn địa điểm tiếp xúc cử tri phù hợp, cố gắng tạo thuận lợi nhất cho cử tri tham gia. Nắm chắc tình hình ở cơ sở, đồng thời tổng hợp phân loại những vấn đề cử tri kiến nghị và quan tâm đến vấn đề giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Ngọc TúTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.