Nghệ An: Ngành Nông nghiệp hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2022
Mới đây, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai kế hoạch năm 2023 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nghệ An: Năm 2022, đưa hơn 24 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 6,6 triệu USD nhằm đa dạng sinh học và tạo sinh kế cho người dân Đồng Nai - Quảng Nam - Nghệ An
- Nghệ An: “Tết ấm biên cương” đến với đồng bào biên giới xã Mường Lống
- Nghệ An: Tập trung ưu tiên phát triển 6 lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Năm 2022, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự nỗ lực của ngành và hàng triệu bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở với các địa phương, đơn vị, ngành Nông nghiệp và PTNT đạt nhiều kết quả khả quan trên tất cả các lĩnh vực. Trong năm, Sở Nông nghiệp và PTNT được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh giao 23 nhiệm vụ; Sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đảm bảo thời gian và chất lượng, đến nay đã hoàn thành 8 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 5 đề án và 7 nhiệm vụ khác; công tác triển khai, chỉ đạo, điều hành và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo điều hành cơ bản phù hợp, linh hoạt và hiệu quả.
Trong đó, các chỉ tiêu cơ bản của ngành đều hoàn thành, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, cơ cấu kinh tế nội ngành chuyển dịch đúng hướng. Giá trị tổng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp (GRDP) cả năm 2022 toàn ngành ước đạt 20.380,33 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 4,78% (cao nhất vùng Bắc Trung Bộ). Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 87%. Cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, đến cuối năm 2022: Nông nghiệp 77,52%, lâm nghiệp 6,18%, ngư nghiệp 16,30%. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ước đạt 47,94%.
Ngoài ra, lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật tiếp tục chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện, tiềm năng của từng địa phương; duy trì và phát triển được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, được triển khai chủ động, quyết liệt, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và đạt hiệu quả rõ rệt, dịch bệnh cơ bản được khống chế, kịp thời. Tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 1.209 ngàn tấn.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng 5,22% so với năm 2021. Thực hiện tốt chính sách phát triển thuỷ sản và các quy định về Khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Sản xuất lâm nghiệp đã có chuyển biến mạnh về chất, phát triển bền vững, hiệu quả. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 58%, kiểm soát chặt chẽ chuyển mục đích sử dụng rừng; làm tốt công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp tăng 9,07% so với năm 2021. Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Trung Bộ tại Nghệ An đang được triển khai hoạt động theo kế hoạch.
Chất lượng xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp. Năm 2022, có 10/10 xã đạt chuẩn NTM, 22/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4/4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 2 huyện đạt chuẩn NTM (Đô Lương, Diễn Châu). Lũy kế đến cuối năm 2022 ước đạt 309/411 xã, đạt 75,18%, 42 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 6 xã NTM kiểu mẫu và 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM.
Bên cạnh đó, hạ tầng nông nghiệp được củng cố. Công tác quản lý đê điều phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, được triển khai theo kế hoạch, chủ động trong mọi tình huống. Đầu tư nước sạch đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh. Đầu tư công được tăng cường quản lý. Công tác chế biến, tiêu thụ và quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã triển khai thực hiện tốt. Công tác Cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiện đại hoá công sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được thực hiện tốt.
Ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Lĩnh vực nông nghiệp năm 2022 được xem là điểm sáng trong phát triển kinh tế với tăng trưởng GRDP đạt 4,78%. Mặc dù không phải là ngành có đóng góp lớn nhất cho ngân sách tỉnh nhưng ngành NN&PTNT có đóng góp rất lớn vào ổn định đời sống cho gần 84,5% dân số sống ở nông thôn.
Mặt khác, đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 03/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các văn bản của Trung ương; ưu tiên thực hiện tiêu chí về thu nhập, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người dân. Sớm hoàn thiện 2 chính sách (chính sách cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, chính sách hỗ trợ cho tàu cá khai thác thủy sản vùng khơi); triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn đã được HĐND tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND, nhất là chính sách tập trung đất đai.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; quan tâm công tác thủy lợi, nâng cao năng lực, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. Triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế dưới tán rừng đi đôi với phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác quản lý chất lượng, giá cả đầu vào...
Từ nay đến Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành, thị tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 22/11/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về việc tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt vụ Xuân năm 2023. Căn cứ đề án sản xuất của ngành và của địa phương đã ban hành và diễn biến của thời tiết, bố trí đủ nguồn lực đầu tư thâm canh để sản xuất vụ Xuân năm 2023 thắng lợi; tổ chức tốt "Tết trồng cây", trồng rừng xuân Quý Mão năm 2023; tập trung chống rét, chống đói cho đàn gia súc gia cầm, nhất là đàn trâu bò; không gieo cấy khi nhiệt độ xuống dưới 150C.
Ngọc TúCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.