Nghệ An: Phát triển nhiều dự án hạ tầng vùng ven biển
Nhiều giải pháp, hạ tầng được chú trọng để phát triển bền vững kinh tế biển là một chủ trương lớn của Nghệ An nhằm khai thác tiềm năng lợi thế to lớn của tỉnh vùng ven biển, gắn với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền của đất nước.
- Thừa Thiên Huế và Thái Lan xúc tiến du lịch, thương mại song phương.
- Quảng Bình: Tăng cường công tác quản lý các dự án bất động sản có nguy cơ chậm tiến độ
- Hà Tĩnh: Tập trung thực hiện chi trả tiền đền bù GPMB dự án cao tốc Bắc - Nam
- Hà Tĩnh: Có gần 500 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo
- Nghệ An: Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra các dự án trên địa bàn huyện Diễn Châu
Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng hệ thống cảng biển có nhiều khởi sắc. Khu kinh tế Đông Nam đã thu hút được 4 nhà đầu tư hạ tầng cảng biển tại Khu bến cảng, gồm: Công ty CP Xi măng Sông Lam, Công ty TNHH Cảng Cửa Lò, Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức và Công ty CP Đầu tư phát triển vận tải quốc tế. Bước đầu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, Công ty TNHH Cảng Cửa Lò đang triển khai bến số 6 cảng Cửa Lò gồm: Cảng Nghệ Tĩnh đã mở tuyến vận tải container quốc tế, Công ty CP Xi măng Sông Lam tiếp tục đầu tư 3 bến tổng hợp còn lại tại cảng Vissai; Công ty CP Đầu tư phát triển vận tải quốc tế đang xây dựng kế hoạch triển khai Cảng nước sâu Cửa Lò, dự kiến hoàn thành vào quý IV/2025 và Công ty CP Tập đoàn Thiên Minh Đức đang đề xuất đầu tư bến số 7, 8 cảng Cửa Lò.
Khu bến cảng chuyên dùng Đông Hồi đã hoàn thành Quy hoạch chi tiết cảng biển Đông Hồi 19 bến phục vụ vận chuyển hàng hóa Khu công nghiệp Đông Hồi và các vùng phụ cận được phê duyệt tại Quyết định số 838/QĐ của Bộ Giao thông Vận tải ngày 28/04/2011.
Cầu Cửa Hội nối Nghệ An và Hà Tĩnh đã thông xe tháng 3/2021. Tỉnh Nghệ An đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông trọng điểm ven biển: Mở rộng sân bay Vinh; đường ven biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An); Đại lộ Vinh - Cửa Lò giai đoạn 2...
Nghệ An cũng đã phê duyệt danh mục dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 gồm: Dự án Đường ven biển từ Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến Cửa Lò (Nghệ An) với số vốn 3.400 tỷ đồng; các dự án đầu tư phát triển hạ tầng ven biển thuộc địa bàn Khu kinh tế Đông Nam với số vốn hơn 1.050 tỷ đồng; dự án Đại lộ Vinh - Cửa Lò với số vốn 465 tỷ đồng; xây dựng hệ thống cấp nước biển nuôi tôm công nghiệp theo quy chuẩn VietGAP tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu với số vốn 43,5 tỷ đồng…
Việc tập trung phát triển kinh tế biển nhằm cụ thể hoá Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Thái QuảngTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.