Nghệ An: Phê duyệt 9 ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ

Địa phương
12:44 PM 08/07/2022

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định 1957/QĐ-UBND ngày 06/7/2022 về việc phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, có 9 nhóm ngành hàng, sản phẩm được phê duyệt vào danh mục các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ và Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

9 nhóm ngành hàng, sản phẩm được phê duyệt lần này gồm: Lúa; Lạc; Cây ăn quả (Cam, Quýt, Bưởi, Chanh, Dứa, Ổi, Xoài, Mận, Chuối);  Cây nguyên liệu phục vụ chế biến (Mía, Chè, Sắn); Chăn nuôi (Lợn, gia cầm); Cây lâm nghiệp (rừng trồng); Cây dược liệu; Nuôi tôm, cá; Cây rau, củ, quả các loại.

Nghệ An: Phê duyệt ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết trên địa bàn tỉnh - Ảnh 1.

Nuôi tôm tại xã Quỳnh Lập, TX Hoàng Mai (Nghệ An)

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT và UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ các ngành hàng, sản phẩm được lựa chọn để thông báo công khai trên địa bàn; hàng năm cập nhật các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết trình UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Từ ngày 06/7/2022, 9 nhóm ngành hàng, sản phẩm được phê duyệt tại Quyết định 1957/QĐ-UBND của UBND tỉnh sẽ được hưởng cá chính sách sau theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Chính sách hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 200 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.

Chính sách hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 4 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm: Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:

a) Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường cho cán bộ quản lý hợp tác xã và nông dân tham gia liên kết theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề liên quan đến các hợp đồng, dự án liên kết theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hỗ trợ 50% chi phí giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm cho 02 vụ hoặc 02 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;

c) Hỗ trợ 40% và không quá 300 triệu đồng chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi cho mỗi hợp đồng, dự án liên kết.

Thái Quảng
Ý kiến của bạn
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Lãi suất cho vay nhà ở xã hội của năm 2025 giảm xuống còn 4,7%/ năm. Đây là nội dung trong Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành.