Nghệ An: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc chống khai thác IUU tại một số cảng cá

Địa phương
02:19 PM 05/10/2022

Sáng 5/10, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đã đi kiểm tra tình hình thực tế tại một số cảng cá và làm việc với UBND huyện Quỳnh Lưu, UBND TX Hoàng Mai về chống khai thác IUU.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Nghệ An báo cáo, toàn tỉnh hiện có 3.418 tàu cá hoạt động, trong đó tàu cá thuộc diện phải đăng ký (có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên) là 2.521 chiếc. Số tàu đã được cấp đăng ký 2.521 chiếc, đạt tỷ lệ 100%. Số tàu còn hạn đăng kiểm là 1.220 trên tổng số 1.707 chiếc thuộc diện phải đăng kiểm, đạt 71,49% số tàu ≥ 12m, đạt 100%  số tàu đang hoạt động khai thác. 

Nghệ An: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc chống khai thác IUU tại một số cảng cá - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi làm việc

Do đó, công tác đánh dấu tàu cá tại các địa phương đã được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định. Tính đến ngày 30/9/2022, tổng số tàu cá đã cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là 1.127/1.165 chiếc, đạt 96,74%.

Số tàu đã cấp phép đang còn hạn là 2.155 trên tổng số 2.521 tàu thuộc diện phải cấp phép, đạt 85,48%. Đối với việc cập nhật dữ liệu tàu cá trên VN-Fishbase, đã cập nhật lên phần mềm đạt 100% tổng số tàu cá đã đăng ký.

Đến ngày 30/9/2022, tỉnh Nghệ An có 1.132 trên tổng số 1.165 tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 97,17%. Tuy nhiên, trên Hệ thống Giám sát tàu cá, số lượng tàu cá đã lắp đặt VMS của tỉnh Nghệ An là 1.081 chiếc, đạt 92,79%. Công tác tổ chức trực theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá được thực hiện thường xuyên tại Trạm Bờ đặt tại Chi cục Thủy sản.  

Trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượt tàu thông báo cập cảng là 2.253 lượt; số lượt tàu được giám sát là 2.160 lượt với sản lượng được giám sát là 3.319,46 tấn; tỷ lệ sản lượng đã giám sát/sản lượng khai thác địa phương là 3.319,46/149.317 (đạt tỷ lệ 2,22%).

Nghệ An: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc chống khai thác IUU tại một số cảng cá - Ảnh 2.

Đoàn công tác kiểm tra hồ sơ lưu tại Cảng cá Quỳnh Phương

Hiện nay, ngư dân đã chủ động ghi nhật ký khai thác và nộp cho cảng cá khá kịp thời. Tuy nhiên chất lượng nhật ký khai thác chưa cao (ghi số mẻ khai thác ít, số lượng không chính xác, thiếu thông tin...). Cảng cá đã tiếp nhận và kiểm tra các thông tin trong nhật ký khai thác, đảm bảo nhật ký khai thác đầy đủ theo đúng quy định. Trong tháng 9 tháng đầu năm 2022 đã thu được 2.246 nhật ký khai thác thủy sản.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, số lượt tàu thông báo cập cảng là 2.253 lượt; số lượt tàu được giám sát là 2.160 lượt với sản lượng được giám sát là 3.319,46 tấn; tỷ lệ sản lượng đã giám sát/sản lượng khai thác địa phương là 3.319,46/149.317 (đạt tỷ lệ 2,22%).

Đến nay, ngư dân đã chủ động ghi nhật ký khai thác và nộp cho cảng cá khá kịp thời. Tuy nhiên chất lượng nhật ký khai thác chưa cao (ghi số mẻ khai thác ít, số lượng không chính xác, thiếu thông tin...). Cảng cá đã tiếp nhận và kiểm tra các thông tin trong nhật ký khai thác, đảm bảo nhật ký khai thác đầy đủ theo đúng quy định. Trong tháng 9 tháng đầu năm 2022 đã thu được 2.246 nhật ký khai thác thủy sản.

Nghệ An: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc chống khai thác IUU tại một số cảng cá - Ảnh 3.

Tại các cảng cá đều niêm yết danh sách các tàu cá neo đậu tại cảng

Chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, đến nay, Cảng cá và Chi cục Thủy sản chưa nhận được hồ sơ của các tổ chức, cá nhân nào yêu cầu biên nhận, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản, giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.

Lãnh đạo các địa phương đã phân tích nguyên nhân các tàu cá vi phạm IUU. Lãnh đạo các địa phương đề nghị tỉnh bố trí nguồn vốn để nâng cấp các cảng cá tại địa phương; có chính sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai khi tàu đang hoạt động trên biển...

Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá việc thực hiện các giải pháp chống khai thác IUU đã đạt kết quả tốt.

Thời gian tới, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu đề nghị các địa phương, sở, ngành đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền về chống khai thác IUU, đặc biệt là không khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; công khai các trường hợp vi phạm bị xử phạt tiền với mức cao để nâng cao nhận thức cho ngư dân. Cùng với đó, các ngành, cơ quan chức năng cần tiếp tục yêu cầu các tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; tổ chức khai thác, vận hành, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám sát tàu cá hoạt động trên biển; yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu tỉnh chính sách hỗ trợ cho ngư dân

Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý tàu cá, cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase phục vụ công tác quản lý. Nâng cao tỷ lệ đánh dấu tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá. Tổ chức triển khai đúng quy định về công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, kiểm soát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng đảm bảo theo chuỗi; thực hiện công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác theo quy định có sự kiểm tra đối chiếu dữ liệu từ nhật ký khai thác thủy sản, cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase, hệ thống giám sát hành trình tàu cá.

Nghệ An: Phó Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc chống khai thác IUU tại một số cảng cá - Ảnh 4.

Các tàu cá vào cảng đều được thực hiện theo các quy định

Các cơ quan, địa phương tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến, hoạt động trên biển và tại các cửa biển, cảng cá, cảng neo trú tàu thuyền trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU, đặc biệt là các trường hợp tàu cá hoạt động nhưng cố tình không lắp đặt hoặc lắp đặt nhưng không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình, vi phạm vùng biển nước ngoài. Rà soát, bố trí đủ nguồn nhân lực về số lượng, chuyên môn, nghiệp vụ; bố trí kinh phí, trang thiết bị tại các cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ cho công tác chống khai thác IUU…

Ngọc Tú
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.