Nghệ An: Tập trung cao độ, tổ chức xét nghiệm thần tốc, bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng
Mới đây, Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nghệ An đã tổ chức cuộc họp để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
- Những gian hàng "0 đồng" cung cấp thực phẩm tươi xanh cho người dân trong vùng phong tỏa ở Nghệ An
- Các huyện miền núi Nghệ An đối diện với khó khăn “kép” trong đại dịch
- Nghệ An thực hiện Chỉ thị 16 và Chỉ thị 15 để phòng dịch Covid-19
- Nghệ An: Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động vận tải
- Nghệ An: Kỳ họp thứ Hai, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 thành công, tốt đẹp
Tham dự buổi họp, có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ đạo; Bùi Đình Long - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cùng chủ trì cuộc họp.
Tính từ ngày 13/6/2021 đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 993 bệnh nhân mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Theo đánh giá của lãnh đạo ngành Y tế, các ca nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng, các nguồn lây nhiễm khó kiểm soát, đặc biệt vẫn ghi nhận các ca nhiễm trong cộng đồng; một số ổ dịch vẫn chưa kiểm soát triệt để.
Các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg và cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg, nâng cao hơn Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phòng, chống dịch trên địa bàn đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện nay việc huy động các nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ" đang còn nhiều hạn chế, đặc biệt là sự huy động nguồn nhân lực y tế, các lực lượng phối hợp và nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng chống dịch. Số lượng các ca nhiễm trở về từ các địa phương và trong tỉnh tăng nhanh, cùng với đó số lượng F1 cần cách ly tập trung ngày càng lớn, việc bố trí và đảm bảo trong khu cách ly tập trung cũng như công tác quản lý công dân cách ly tại nhà còn bất cập. Hiện nay có tình trạng lây chéo trong khu cách ly tập trung…
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, người đứng đầu ngành Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện giãn cách, cách ly xã hội theo quy định. Đối với địa phương đang cách ly xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg và mức cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu ở yên đó", cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường... và phải bảo đảm các yêu cầu y tế, lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho nhân dân; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; phải luôn sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra… Sở Y tế đề nghị UBND tỉnh thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch cấp tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đứng đầu. Đồng thời tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Vinh Trần Ngọc Tú cho biết, hiện nay trên địa bàn TP Vinh đã có 20/25 xã/phường ghi nhận các ca bệnh. Trong 2 ngày gần đây, số ca F0 có xu hướng giảm.
Qua nắm bắt dư luận cho thấy, nhân dân cơ bản đồng tình với việc thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nâng cao hơn so với Chỉ thị 16/CT-TTg trên địa bàn thành phố Vinh. Đến nay, công tác an sinh - xã hội cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất kinh doanh có ý kiến khi thành phố thực hiện các biện pháp cách ly xã hội nâng cao hơn so với Chỉ thị 16/CT-TTg nhanh, không có thời gian chuẩn bị; hiện nay số hàng hóa tồn đọng còn lớn; nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện "3 tại chỗ".
Trong quá trình triển khai thực hiện một số biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch còn gặp một số bất cập như: Thời gian chuyển trạng thái từ thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg sang áp dụng một số biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch COVID-19 gấp nên các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thích ứng kịp. Công tác phối hợp giữa các chốt của Công an tỉnh và thành phố còn nhiều bất cập… Thành phố Vinh đề xuất tỉnh chủ động làm việc với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế trên địa bàn thành phố để kịp thời tháo gỡ các khó khăn của doanh nghiệp.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đánh giá: Trong thời gian vừa qua, toàn tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều biện pháp nhanh, mạnh về phòng, chống dịch COVID-19; 14 địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16/CT-TTg, thành phố Vinh thực hiện nâng cao hơn so với Chỉ thị 16/CT-TTg, các địa phương còn lại thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Tuy dịch diễn biến rất phức tạp, nhiều địa phương có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng điểm sáng có thể thấy là có nhiều địa bàn 10 ngày qua không thêm ca nhiễm mới nào như huyện Anh Sơn (đang thực hiện Chỉ thị 16), huyện Tương Dương (đang thực hiện Chỉ thị 15)...
Hiện các địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt là thực hiện tốt giãn cách xã hội. Tại địa bàn thành phố Vinh đang tiếp tục thực hiện tốt các nội dung nâng cao hơn so với Chỉ thị 16/CT-TTg. Có được kết quả đó là nhờ sự vào cuộc toàn diện, đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phần lớn người dân ủng hộ chủ trương, chính sách của chính quyền; cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của lực lượng tuyến đầu.
Tuy nhiên, công tác tổ chức bố trí cách ly tập trung, tổ chức đảm bảo an sinh xã hội có lúc, có nơi chưa tốt; do khó khăn về nguồn vắc xin nên chưa tổ chức tiêm vắc xin rộng rãi cho người dân. Ngay sau khi thực hiện giãn cách xã hội, thành phố Vinh vào cuộc nhanh nhưng không tránh khỏi lúng túng do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, văn bản hướng dẫn chưa đồng bộ với chỉ đạo của tỉnh; còn lúng túng trong công tác tổ chức xét nghiệm tầm soát F0 ra khỏi cộng đồng...
"Trong quá trình thực hiện các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế tại các địa phương. Tỉnh nhiều lần yêu cầu các địa phương rà soát, cập nhật kịch bản trong tình huống xấu hơn, áp dụng các biện pháp cao hơn... Vì vậy, các địa phương cần thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", đảm bảo nguồn lực, nhân lực, vật lực, nguồn kinh phí tại chỗ", Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.
Vũ BìnhTheo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.