Nghệ An: Thông qua các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND

Địa phương
08:46 AM 15/11/2024

Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phiên họp chuyên đề tháng 11/2024 để nghe và cho ý kiến về các dự thảo báo cáo và dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm 2024.

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An đã thông qua dự thảo các nội dung: 

Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo kết quả công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước tỉnh năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; Báo cáo kết quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Nghệ An: Thông qua các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND- Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2024, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2024, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo việc chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024, nhiệm vụ, giải pháp năm 2025; Báo cáo kết quả thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em năm 2024 trên địa bàn tỉnh, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; Báo cáo kết quả thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Ngoài ra, còn có dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua mức vốn điều lệ Quỹ Phát triển đất Nghệ An; Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định về mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua danh mục dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất mà có diện tích đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua kết quả rà soát các Nghị quyết do HĐND tỉnh Nghệ An ban hành từ 30/9/2024 trở về trước và Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc bãi bỏ một số Nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành; Dự thảo Quyết định về kết quả rà soát các Quyết định, Chỉ thị QPPL do UBND tỉnh Nghệ An ban hành từ 30/9/2024 trở về trước và dự thảo Quyết định bãi bỏ một số Quyết định QPPL do UBND tỉnh ban hành.

Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước tỉnh năm 2025; Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh về việc phê duyệt tổng số người làm việc, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách trong các đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức Hội năm 2025.

Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Dự thảo Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tỉnh giai đoạn 2026-2030; Dự thảo Đề án và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển văn hóa tỉnh Nghệ An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035; Dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh thông qua Đề án Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Nghệ An.

Về báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024: Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy và giám sát của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để triển khai thực hiện Chương trình Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) trong năm đạt kết quả tốt. Việc phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã đảm bảo tuân thủ thứ tự ưu tiên đúng quy định của Trung ương ưu tiên bố trí vốn. 

Các dự án được HĐND tỉnh, UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư từ đầu năm 2024 đến nay đã được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo quy định, đồng thời thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh về THTK, CLP. Công tác đấu thầu đã được nâng cao. Các đơn vị tiếp tục thực hiện hiệu quả quyền tự chủ đã được UBND các cấp phê duyệt, đạt được những hiệu quả cao trong công tác quản lý nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực...

Kết quả tiết kiệm trong lĩnh vực đầu tư đã cắt giảm 554,47 tỷ đồng; thông qua việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đã cắt giảm 567,73 tỷ đồng. UBND tỉnh đã thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản tại 19 tổ chức, doanh nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 7,7 tỷ đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật đối với 16 đơn vị với số tiền xử phạt, xử lý vi phạm 597 triệu đồng; triển khai 10 đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với 10 cơ sở trên địa bàn, ban hành Quyết định xử phạt đối với 03 cơ sở với số tiền 226 triệu đồng.

Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 371 vụ, 426 đối tượng có các hành vi vi phạm về khai thác đất đai, khoáng sản, rừng, ô nhiễm môi trường. Trong đó thu, tạm giữ 2.390 m³ cát, sỏi; 49.923 m³ đất, 545,8 tấn đá các loại; 20,7 tấn quặng thiếc…, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 4,251 tỷ đồng. Củng cố hồ sơ, tài liệu, tiến hành xử lý hình sự 10 vụ, 13 đối tượng. UBND cấp huyện đã thực hiện kiểm tra hoạt động khai thác đất đai, khoáng sản và việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện với số tiền xử phạt, xử lý vi phạm thu được 11,206 tỷ đồng.

Nghệ An: Thông qua các báo cáo, dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp HĐND- Ảnh 2.

Đồng chí Nguyễn Đức Trung – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh điều hành phiên họp

Tính từ đầu năm toàn tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 381 vụ vi phạm pháp luật lâm nghiệp, lâm sản; tịch thu 7,72 m3 gỗ thông thường, 73 cá thể động vật rừng; nộp ngân sách 3,55 tỷ đồng (tiền phạt 3,26 tỷ đồng, tiền bán tang vật 0,38 tỷ đồng)…

Thời gian qua, vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp ngày càng có chiều sâu, quyết liệt hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh, của các sở, ban, ngành, địa phương hoạt động nền nếp, quyết tâm cao, đặt ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp mang tính căn cơ để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. 

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh cơ bản có nhiều cố gắng trong công việc, tình trạng chậm việc, quên việc, chất lượng tham mưu chưa tốt ở một số công chức, viên chức tại một số ít cơ quan, đơn vị trước đây bị phản ánh dần được khắc phục, một số Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác CCHC.

UBND tỉnh sẽ tập trung thực hiện các giải pháp: Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo CCHC các cấp, các ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ CCHC từ tỉnh đến cơ sở, trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu gắn với kết quả thực hiện CCHC. 

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện các chế độ chính sách hợp lý, khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời xử lý nghiêm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật. Tập trung chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin - truyền thông để hỗ trợ tốt cho công tác CCHC, tăng tính công khai, minh bạch và hiệu quả giám sát; Tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án số 06/ĐA-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2024, toàn tỉnh có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM; 36 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 01 huyện đạt chuẩn NTM; 02 huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao (Nam Đàn, Yên Thành). Toàn tỉnh có thêm 190 Vườn chuẩn nông thôn mới; 28 thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới; 173 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.

Ước luỹ kế kết quả thực hiện đến 31/12/2024, toàn tỉnh có 327/411 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 79,56% tổng số xã); có 127/328 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 38,71% số xã đạt chuẩn NTM); có 25 xã NTM kiểu mẫu (chiếm 7,62% số xã đạt chuẩn NTM); có 240 thôn/bản đạt chuẩn NTM; 739 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên. Có 11 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới đó là: TP Vinh, Thị xã Thái Hoà, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai và Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nghĩa Đàn. Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17,21 tiêu chí/xã.

Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn dự kiến đến hết năm 2024 là 47,073 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,19%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93%; tỷ lệ nước sạch theo QCVN 02/2009/BYT đạt 52,5%; Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn đến nay đạt 89,25%.

Minh Tú
Ý kiến của bạn
CPI tháng 11/2024 sẽ tăng khoảng 0,15% CPI tháng 11/2024 sẽ tăng khoảng 0,15%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 có thể tăng khoảng 0,1 - 0,15% so với tháng trước.