Nghệ An: Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 12,3 nghìn tỷ đồng
Với những thành quả to lớn có được trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện “bình thường mới”, hoạt động kinh doanh du lịch ở Nghệ An trong năm 2022 đã có bước phục hồi ngoạn mục.
- Công ty Thanh Thành Đạt kỷ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
- Giới thiệu, quảng bá du lịch Nghệ An tại VITM Đà Nẵng 2022
- Nghệ An: Triển khai chuyển đổi số trong hoạt động du lịch
- Nghệ An: Cung đường hoa Tây Nghệ - điểm du lịch mùa thu
- Nghệ An: Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, dự kiến năm 2022, toàn tỉnh đón và phục vụ 6.730.000 lượt khách du lịch, bằng 356% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách lưu trú đạt 4.412.000 lượt, bằng 342% so với cùng kỳ năm 2021; khách quốc tế đạt 28.600 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 12.343 tỷ đồng, trong đó, doanh thu du lịch đạt 5.602.000 tỷ đồng, bằng 502% so với cùng kỳ năm 2021.
Các địa phương có lượng khách du lịch lớn gồm thị xã Cửa Lò, các huyện Nam Đàn, Con Cuông, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn và thành phố Vinh. Đây là những địa phương có tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và điểm đến để thu hút du khách.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 53 đơn vị kinh doanh lữ hành và chi nhánh đặt tại Nghệ An, trong đó, có 25 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 296 hướng dẫn viên lữ hành nội địa và quốc tế đang hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 899 cơ sở lưu trú, với 21.783 phòng, trong đó, có 3 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao.
Năm 2023, ngành du lịch Nghệ An đặt mục tiêu đón và phục vụ hơn 7,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó, có hơn 5,2 triệu lượt khách lưu trú, 82 ngàn lượt khách quốc tế; phấn đấu doanh thu dịch vụ du lịch đạt 7,47 tỷ đồng.
Nhiệm vụ trọng tâm được xác định là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cơ cấu lại sản phẩm và thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả; phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới, làm mới các dòng sản phẩm chủ đạo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với từng phân khúc thị trường.
Vũ BìnhKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.