Nghệ nhân nổi tiếng "bật mí" những điều thú vị về tiệc trà ngoại giao

Tiếp thị
11:46 AM 20/12/2023

Ngày càng nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí các cá nhân chọn tiệc trà cho các sự kiện ngoại giao, kết nối, giao lưu văn hóa. Làn sóng này đặt ra vấn đề, cần có một mẫu chuẩn mực cho một tiệc trà ngoại giao mang phong cách uống trà thuần Việt, không bị ảnh hưởng bởi trà đạo Trung Quốc hay Nhật Bản hoặc phong cách trà chiều của Châu Âu.

Từ "trend" trà ngoại giao…

Tiệc trà không phải phương thức ngoại giao mới song từ sau sự kiện Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự tiệc trà tối 31/10/2022, tại Đại Lễ đường Nhân dân, nghi thức lễ tân đặc biệt này dường như trở thành phương thức được yêu thích hàng đầu cho các sự kiện ngoại giao từ chính trị tới văn hóa, thậm chí lan sang cả lĩnh vực kinh tế.

Nghệ nhân nổi tiếng "bật mí" những điều thú vị về tiệc trà ngoại giao- Ảnh 1.

Có 3 phẩm trà mang tính đại diện nhất cho trà Việt chính là bạch trà, trà xanh (mộc hoặc ướp hương) và trà ép bánh. Ảnh: Kondou

Chỉ tính riêng trong năm 2023, số lượng tiệc trà ngoại giao tại Việt Nam đã lên tới hàng trăm cuộc lớn nhỏ, là lựa chọn khá phổ biến không chỉ trong ngành ngoại giao mà xuất hiện tại cả các diễn đàn kinh tế như sự kiện Tea Connect tại TP. Hồ Chí Minh với sự tham dự của 100 CEO hàng đầu thế giới cùng quan khách các bộ ngành quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Mới đây nhất, sau buổi hội đàm chiều 12/12/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thân tình mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự tiệc trà, thưởng thức ba sản phẩm trà thượng hạng của Việt Nam.

Theo các chuyên gia, sở dĩ "trend" (xu hướng) trà ngoại giao trở nên "hot" trước hết là bởi trà là thức uống không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn bao hàm ý nghĩa là biểu tượng của văn hóa và lòng hiếu khách, việc mời nhau uống trà thể hiện sự gần gũi, thân tình, cởi mở. Chén trà có tính kết nối, không chỉ là nghi thức "mở đầu câu chuyện" mà còn "giữ ấm tình thân", quanh chén trà, mọi người có thể mở lòng chia sẻ với nhau mọi chuyện, qua đó có thể kết giao cũng như thấu hiểu nhau hơn. Sau nữa là hiệu ứng của "thế giới phẳng", hình ảnh thân tình trong các tiệc trà ngoại giao giữa các nền văn hóa khiến cộng đồng mạng thích thú và không khỏi tự hào khi thấy sản vật quê hương mình được tiếp nhận nồng hậu.

"Thường thức một chén trà xanh mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi hơn so với cà phê đen hay trà túi lọc có sẵn tại các quầy tea-break. Bàn trà ngoại giao thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ, hiếu khách và tận tâm từ chủ nhà dành cho quan khách", anh Nguyễn Việt Hoàng, một doanh nhân chia sẻ khi tham dự tiệc trà tại sự kiện "Meet Japan 2023" vừa qua tại Hà Nội.

… nghĩ tới phong trà thuần Việt

Từng được chỉ định chọn là đơn vị tổ chức, tham gia nhiều tiệc trà ngoại giao quan trọng, có 2 sản phẩm quý được Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) chọn đưa vào tiệc trà trong Ngày chè thế giới, bà Nguyên Thị Thắm - CEO trà Shanam thuộc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc tiết lộ: "Tiệc trà ngoại giao là phương thức kết nối, lan tỏa không gian văn hóa trà Việt, góp phần quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người đến bạn bè quốc tế một cách hiệu quả và bình dị nhất".

Nghệ nhân nổi tiếng "bật mí" những điều thú vị về tiệc trà ngoại giao- Ảnh 2.

Trà ép bánh đầu tiên được làm theo công nghệ Việt ở Tà Xùa

Theo nữ CEO, trà được lựa chọn cho các tiệc trà phải là trà quý, được lựa chọn từ các vùng trà nổi tiếng của Việt Nam. Đặc biệt, phẩm trà đó phải mang tính đại diện cho trà Việt, được pha và thưởng thức theo phong cách uống trà của người Việt.

Khi tham gia các tiệc trà ngoại giao, Shanam chú trọng tới các thông điệp về văn hóa trà Việt tại tiệc trà. Gu trà không phân biệt trà Việt hay trà ngoại nhưng đã là tiệc trà ngoại giao để giới thiệu văn hóa trà Việt thì đó là câu chuyện văn hóa, do đó phẩm trà phải mang tính đại diện cho Việt Nam.

Theo đó, có 3 phẩm trà mang tính đại diện nhất cho trà Việt chính là bạch trà, trà xanh (mộc hoặc ướp hương) và trà ép bánh. Phẩm trà phải có nguyên liệu là trà tự nhiên, hái từ các cây trà cổ hàng trăm năm tuổi. Trong đó, bạch trà là phẩm trà được đánh giá cao nhất ở tính mộc của sản phẩm, nhiều dược tính tự nhiên nhất tốt cho sức khỏe, lại có cả vị lẫn hương, hậu vị dịu ngọt, hương thơm của núi rừng thanh khiết, thư thái. Trà ép bánh là trà lên men, giàu nội chất, là phẩm trà quý hiếm trên thị trường, được bạn trà biết tới rộng rãi. Thứ ba là phẩm trà xanh - mộc hoặc ướp hương.

Nghệ nhân nổi tiếng "bật mí" những điều thú vị về tiệc trà ngoại giao- Ảnh 3.

Giới thiệu về trà Việt trong buổi Gặp gỡ Nhật Bản 2023. Ảnh: Kondou

"Phẩm trà xanh mang tính đại diện cho trà Việt. Shanam từng tham gia cả chục Hội chợ trà quốc tế, khách tới gian trà Việt Nam, họ thường hỏi "green tea" tức là họ muốn uống trà xanh của Việt Nam, họ muốn thưởng thức trà Việt. Tinh tế nhất trong trà xanh là trà ướp hương, nhất là ướp sen. Hương sen rất biểu trưng, có vị của trà xanh và hương sen quốc hoa của Việt Nam. 3 nhóm trà này, nếu đi sự kiện tiệc trà ngoại gia là ba phẩm trà mang tính đại diện cho phong trà Việt, không thể thiếu", CEO Nguyễn Thị Thắm chia sẻ.

Cũng theo CEO nhãn trà Shanam, phong trà Việt (phong cách uống trà Việt) là mộc trà chứ không phải là mĩ trà hay trà đạo, trà kinh. Bàn trà Việt dung dị và ấm cúng, trà cụ không quá cầu kỳ, dân dã nhưng không kém phần thuần khiết, tao nhã, êm dịu.

"Các nhà trà tới sự kiện tiệc trà ngoại giao không đo đếm mỗi sự kiện bao nhiêu người biết tới nhãn trà của mình hay doanh số bán hàng được bao nhiêu mà chúng tôi quan tâm tới việc mọi người biết tới trà Việt nhiều hơn, biết trà Việt là ngon, trà quý và đáng tự hào. Các nhà trà và nghệ nhân chúng tôi tham gia tiệc trà thường là tham gia với lòng tự hào dân tộc chứ không phải là nơi bán hàng", CEO Shanam Nguyễn Thị Thắm tâm sự.

Nghệ nhân nổi tiếng "bật mí" những điều thú vị về tiệc trà ngoại giao- Ảnh 4.

Không chỉ CEO Shanam, nhiều nhà trà danh tiếng khác cũng chia sẻ niềm vui và tự hào khi tiệc trà ngoại giao càng ngày càng được phổ cập và yêu thích. Các nghệ nhân từ các nhà trà danh tiếng đều cho biết họ sẵn lòng tham gia phục vụ các tiệc trà ngoại giao từ cấp cao tới các tiệc trà công ty hay thậm chí là tiệc trà gia tộc bởi thông qua các sự kiện này, họ lan tỏa được tình yêu với trà Việt và nhân rộng phong cách uống trà đậm chất tinh thần văn hóa dân tộc.

Trà xanh Shanam được tổ chức Tea Epicure của Mỹ xếp vào top 1 dòng trà xanh thế giới với số điểm 94/100 điểm. Đây là một tổ chức độc lập của Mỹ giới thiệu cho người tiêu dùng và yêu trà các nhà sản xuất trà uy tín của thế giới bằng cách đánh giá chất lượng khách quan các loại trà với thang điểm từ 50-100 điểm. Bạch trà Thiên của Shanam vượt qua 412 mẫu trà từ 8 quốc gia sản xuất trà lớn nhất thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka… đoạt giải Bạc Châu Á - Thái Bình Dương năm 2019.
Hà An
Ý kiến của bạn