Hiệu quả không ngờ của trà thảo mộc trong việc điều trị virus cúm

Tiếp thị
07:50 AM 26/03/2020

Lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ tại tâm dịch Vũ Hán gửi một thông báo khẩn tới các cơ quan và bệnh viện, yêu cầu trong 24 giờ phải cung cấp thêm trà thảo dược cho các bệnh nhân và người nghi nhiễm bệnh. Đây là một trong rất nhiều biện pháp góp phần làm giảm dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc đại lục.

Theo một cập nhật ngày 16/3, NHC cho biết 930 bệnh nhân COVID-19 ở Trung Quốc đã hồi phục và được xuất viện. Đã có tổng cộng 68.679 ca được xuất viện ở nước này kể từ khi dịch bệnh bùng phát tới nay.

Đông Y trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở Trung Quốc

Có 2 trường hợp xuất viện đáng chú ý vào ngày 7/2 tại Lật Dương, tỉnh Hồ Nam, hàng xóm phía bắc tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch bệnh.Trong 3 ngày tiếp theo, 3 người khác được xuất viện tại Hà Bích, tỉnh Hà Nam, giáp phía nam Hồ Bắc, cùng 2 người khác ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Đây là những bệnh nhân đầu tiên ở các thành phố ngoài Hồ Bắc đã bình phục hoàn toàn sau khi nhiễm virus corona. Điều đặc biệt là họ được điều trị kết hợp giữa thuốc Tây và thảo dược, South China Morning Post cho biết.

Số lượng bệnh nhân mắc Covid-19 ở Vũ Hán đã giảm đáng kể (ảnh: internet)

Liệu các loại thảo mộc có thể tiêu diệt được virus hay không vẫn là một chủ đề tranh luận sôi nổi trong cộng đồng khoa học. Virus rất khó tiêu diệt, vì nó không sống như một sinh vật độc lập.

Một nguyên tắc vàng trong điều trị bằng thảo dược là bác sĩ phải gặp bệnh nhân. Trong số các chuyên gia y tế đầu tiên đến Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát, có một số bác sĩ y học cổ truyền nổi tiếng ở Trung Quốc, bao gồm: Tong Xiaolin, Huang Luqi và Zhang Boli.

Họ đã dành nhiều ngày đêm trong khu vực cách ly để kiểm tra người bệnh, như tình trạng thể chất của họ, đặt câu hỏi và cập nhật công thức thảo dược cho bệnh nhân theo các giai đoạn phát triển của bệnh.

Một bác sĩ ở Bắc Kinh, cho biết một số bác sĩ ở tuyến đầu thích sử dụng thuốc Tây hơn, một phần vì cơ chế và tác dụng phụ của chúng đơn giản và dễ hiểu hơn. Trong khi đó, công thức thảo dược đôi khi chứa hàng tá thành phần, một số trong đó là xa lạ với khoa học hiện đại.

Một số loại thuốc chống virus can thiệp vào gen của con người để quét sạch virus bên trong. Ý kiến chủ đạo của các nhà sinh học ngày nay là thảo dược không có khả năng đó.

Mỗi địa phương có bệnh nhân khỏi bệnh có chính sách riêng, nhưng ở Hồ Bắc, tâm dịch bệnh, không mấy bệnh nhân được điều trị bằng thuốc thảo dược. Điều đó khiến lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ tại Vũ Hán, gửi một thông báo khẩn vào tuần trước tới các cơ quan và bệnh viện, yêu cầu trong 24 giờ phải cung cấp thêm trà thảo dược cho các bệnh nhân và người nghi nhiễm bệnh.

Chỉ thị mới phản ánh sự đồng thuận ngày càng cao giữa các chuyên gia y tế Trung Quốc, rằng thảo dược có thể và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus corona.

Theo số liệu của cơ quan y tế Trung Quốc, chưa tới một phần ba bệnh nhân ở Hồ Bắc được sử dụng thêm thảo dược, so với gần 90% ở các tỉnh khác. Sự vắng mặt của y học cổ truyền được cho là đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả, trong nỗ lực cứu chữa cho người bệnh, theo báo cáo của lực lượng đặc nhiệm chống virus của chính phủ. 

Có rất nhiều dữ liệu cho thấy hiệu quả của thảo dược trong cuộc chiến với virus. Dù dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu chấm dứt ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu đã thu được một số kết quả đầy hứa hẹn từ các quan sát lâm sàng.

Zhang, thành viên hội đồng chuyên gia tư vấn cho chính phủ cho biết, kết quả khảo sát cho thấy đội A ở Quảng Châu đã điều trị cho 50 bệnh nhân kết hợp Tây y với thảo dược và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.

Tại Thượng Hải, các bệnh nhân được điều trị kết hợp mất khoảng 7-8 ngày trước khi âm tính với virus, nhưng nếu chỉ dùng Tây y có thể mất hơn 10 ngày mới khỏi bệnh.

Cây Kim ngân hoa có tác dụng hỗ trợ điều trị virus cúm

Mới đây, tờ SCMP của Hong Kong có bài viết công bố công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy, các loại thuốc đông y, trong đó có cây kim hoa, có thể hỗ trợ làm giảm tác hại của cúm đối với cơ thể.

Cây Kim ngân hoa (ảnh: internet)

Kể từ khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2002 - 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành cuộc điều tra về tác dụng của thảo dược. Ở Trung Quốc, nơi có khoảng một nửa số bệnh nhân được điều trị bằng thảo dược. Các bác sĩ báo cáo rằng liệu pháp kết hợp Đông - Tây y làm giảm đáng kể mức độ nghiệm trọng của các triệu chứng, giảm tỷ lệ tử vong và tác dụng phụ.
 
Một nghiên cứu của Đại học Hong Kong liên quan đến các bệnh nhân địa phương, cũng đề xuất phương pháp điều trị bằng thảo dược như một biện pháp phòng ngừa SARS an toàn, hiệu quả và chi phí phải chăng.

Nghiên cứu của giáo sư Zhang Chenyu, Đại học Nam Kinh, đã giải thích được phần nào câu hỏi. Trong một bài viết mang tính bước ngoặt được công bố trên tạp chí khoa học Cell Research năm 2014, nhóm nghiên cứu của giáo sư Zhang đã phát hiện ra cây kim ngân có thể loại bỏ virus cúm A ở chuột một cách hiệu quả.

Cây hoa này chứa một số phân tử nhỏ, còn được gọi là axit ribonucleic vi mô có thể liên kết với chủng virus và làm chậm sự nhân đôi của nó trong gen người. Trước khi nghiên cứu của giáo sư Zhang được công bố, người ta tin rằng loại phân tử này dễ bị phá vỡ và phân hủy trong môi trường.

Nghiên cứu của giáo sư Zhang kết luận những gene thực vật này gần như nguyên vẹn sau khi được đun sôi và có xu hướng tập trung trong phổi của chuột được thí nghiệm. Điều trị bằng loại thảo dược này làm tăng gấp đôi tỷ lệ sống của chuột nhiễm bệnh.

Vài ngày sau khi bộ gen đầy đủ của virus corona chủng mới được công bố, một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc tại Thượng Hải đã tạo ra bản danh sách các loại thảo dược có thể ức chế virus bằng phương pháp mô phỏng trên máy tính.

Những người ủng hộ thảo dược chỉ ra rằng Trung Quốc đã trải qua hơn 320 đợt dịch bệnh kể từ thời nhà Hán hơn 2.000 năm trước. Hệ thống y học cổ truyền Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong những lần chiến đấu với dịch bệnh.

Cần nhớ rằng tiến sĩ Tu Youyou, người đã giành giải Nobel Y học vào năm 2015 về thuốc sốt rét artemisinin, đã cứu sống hàng triệu bệnh nhân. Công thức của bà được khám phá từ hợp chất trong một số loại thảo mộc truyền thống.

Cũng tại một hội thảo đồ uống ở Việt Nam vào năm 2017, TS.BS Trương Hồng Sơn (Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam - Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam) đã chia sẻ về lợi ích của các loại thảo mộc như: tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm: ức chế được các vi khuẩn gram âm và gram dương, một số loại nấm và virus thường gặp như tụ cầu vàng, E.Coli, nấm Candida, virus cúm, virus viêm não Nhật Bản… Kim ngân hoa đặc biệt có tác dụng chống khuẩn mạnh nhờ các hợp chất như Axit Chlorogenic, Axit dicaffeoylquinic, Hyperoside, Shuangkang. Ngoài ra, cúc hoa, đản hoa cũng có tác dụng chống khuẩn theo 02 cơ chế khác nhau: hoặc có tính diệt khuẩn, hoặc hỗ trợ quá trình miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Ý kiến của bạn
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới

Ngày 15/1, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng giai đoạn mới”.