Nghiên cứu chứng minh: Bổ sung 7 gam chất này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột, bệnh tim và cả tiểu đường tuýp 2

Lối sống
06:55 AM 02/04/2022

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra, nếu cung cấp đủ chất này cho cơ thể mỗi ngày, nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý tim mạch, tiểu đường sẽ giảm đáng kể.


Về mặt lâm sàng, nhồi máu não hay tai biến mạch máu não là một bệnh lý mạch máu não có tính khởi phát đột ngột, tỷ lệ tử vong cao và khả năng để lại di chứng lớn.

Nhồi máu não thường đề cập đến với sự tắc nghẽn của các mạch máu não hoặc các động mạch lớn ở cổ bởi mảng bám hoặc huyết khối, dẫn đến hoại tử một phần của mô não, hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Ngoài nhồi máu não, còn có một dạng đột quỵ gây tử vong là đột quỵ xuất huyết, biểu hiện chủ yếu là vỡ mạch máu não.

Nghiên cứu chứng minh: Bổ sung 7 gam chất này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột, bệnh tim và cả tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 1.

Tuy nhiên, dù là nhồi máu não hay xuất huyết não thì nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não đều liên quan đến bệnh lý về mạch máu. Cụ thể, những người mắc bệnh mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường lâu năm đều có nguy cơ cao bị nhồi máu não, đột quỵ.

Ngoài nguyên nhân đến từ các bệnh mãn tính, vẫn còn nhiều yếu tố gây ra nhồi máu não và đột quỵ như tuổi tác, thói quen sinh hoạt,... đặc biệt là chế độ ăn uống. Theo các bác sĩ, chúng ta hoàn toàn có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng một chế độ ăn uống lành mạnh.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Leeds (Canada) đã phát hiện ra rằng những người ăn chế độ ăn giàu chất xơ có nguy cơ bị đột quỵ lần đầu thấp hơn những người còn lại.

Để có được nhận định này, các nhà nghiên cứu đã phân tích và kết hợp kết quả từ 8 nghiên cứu được công bố từ năm 1990 đến năm 2012. Kết quả cho thấy việc bổ sung 7 gam chất xơ mỗi ngày có thể làm giảm 7% nguy cơ bị đột quỵ lần đầu.

Chất xơ là một polysaccharide không được dạ dày hấp thụ, không tạo ra năng lượng, vì vậy chất này đã bị lãng quên trong một thời gian dài. Cho đến vài thập kỷ trước, qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng chất xơ có tác động rất quan trọng đến chức năng sinh lý của cơ thể con người, chất xơ được giới y khoa bổ sung là “loại chất dinh dưỡng thứ bảy”.

Nghiên cứu chứng minh: Bổ sung 7 gam chất này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột, bệnh tim và cả tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 2.

Chất xơ thường được tìm thấy trong thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, đặc biệt là trong cám của ngũ cốc. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến gạo và bột mì chúng ta thường ăn, phần có chứa chất xơ đã bị lược bỏ. Ngoài ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, rau, nấm,... cũng chứa một lượng chất xơ nhất định.

Dịch vụ y tế quốc gia Vương quốc Anh NHS (National Health Service) đã chỉ ra, việc cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường tuýp 2 và ung thư ruột.

Cụ thể, các chất xơ hòa tan (psyllium, pectin, dextrin lúa mì, và các sản phẩm yến mạch) có thể làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ từ 40 đến 50% (so với chế độ ăn ít chất xơ). Đồng thời làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ở những người mắc bệnh tiểu đường (tuýp 1 và 2), chất xơ hòa tan có thể giúp kiểm soát mức đường huyết.

Hiệp hội Đột quỵ cũng cho biết: “Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm mức cholesterol trong máu, vì vậy khi lựa chọn thực phẩm giàu tinh bột, hãy chọn các loại ngũ cốc như gạo lứt, couscous, lúa mì nguyên chất”.

Theo các bác sĩ, lượng chất xơ được khuyến nghị là 20 đến 35 gam mỗi ngày. Tuy nhiên, với nhịp sống hối hả như hiện nay, mức tiêu thụ chất xơ của mỗi người chỉ đạt được một nửa so với tiêu chuẩn khuyến nghị.

Nghiên cứu chứng minh: Bổ sung 7 gam chất này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột, bệnh tim và cả tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 3.

Hàm lượng chất xơ trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả trái cây và rau quả. Ngũ cốc ăn sáng có thể là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Một số loại trái cây và rau quả đặc biệt hữu ích trong việc điều trị táo bón, chẳng hạn như mận khô và nước ép mận khô.

Đối với những người không thích thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, đậu, rau, nguồn chất xơ tốt là cám lúa mì chưa qua chế biến; có thể trộn một đến hai muỗng với thức ăn. Một thìa cám lúa mì chứa khoảng 1,6 gam chất xơ.

Ngoài ra, một số chất bổ sung chất xơ có sẵn. Ví dụ bao gồm psyllium , methylcellulose , dextrin lúa mì và polycarbophil canxi . Liều bổ sung chất xơ nên được tăng từ từ để ngăn ngừa đầy hơi và chuột rút, và bổ sung chất lỏng nên được bổ sung đầy đủ. Chất xơ trong các chất bổ sung này chủ yếu là loại hòa tan.

Nghiên cứu chứng minh: Bổ sung 7 gam chất này mỗi ngày giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ ung thư ruột, bệnh tim và cả tiểu đường tuýp 2 - Ảnh 4.
Thanh Lâm
Ý kiến của bạn