Nghiên cứu của Úc: 14 triệu tấn vi nhựa dưới đáy đại dương
Theo một nghiên cứu khoa học của Australia, đáy biển của thế giới có khoảng 14 triệu tấn hạt vi nhựa, được phân hủy từ khối lượng rác khổng lồ đổ vào đại dương hằng năm.
Cơ quan này cho biết, số lượng các chất ô nhiễm có kích thước cực nhỏ trong nghiên cứu lần này lớn gấp 25 lần so với các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra. Đây là ước tính toàn cầu đầu tiên về vi nhựa dưới đáy biển.
Các nhà nghiên cứu tại cơ quan này (được gọi là CSIRO), đã sử dụng một tàu ngầm robot để thu thập mẫu từ các địa điểm sâu tới 3.000m, ngoài khơi bờ biển Nam Úc.
Nhà khoa học nghiên cứu chính Denise Hardesty cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện ra rằng, dưới đại dương sâu thẳm là một bể chứa vi nhựa. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi quan sát thấy tải trọng vi nhựa cao ở một vị trí xa xôi như vậy".
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Frontiers in Marine Science. Nghiên cứu này cũng cho biết, các khu vực có nhiều rác trôi nổi thường có nhiều mảnh vi nhựa dưới đáy biển hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Justine Barrett cho biết: “Những rác thải nhựa trong đại dương sẽ phân hủy trở thành vi nhựa. Kết quả cho thấy chất dẻo thực sự đang chìm xuống đáy đại dương".
Hardesty kêu gọi hành động khẩn cấp để tìm giải pháp chống ô nhiễm rác thải nhựa trên biển, tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái, động vật hoang dã và sức khỏe con người.
Bà nói: “Chính phủ, ngành công nghiệp và cộng đồng cần phải phối hợp cùng nhau để giảm thiểu đáng kể lượng rác thải nhựa mà chúng ta thấy dọc theo các bãi biển và trong đại dương của chúng ta".
P. ThủyBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.