Nghiên cứu nâng gói tín dụng lâm, thủy sản lên 60.000 tỷ đồng

Tài chính - Đầu tư
09:11 AM 18/10/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ vừa có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại đây, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu nâng gói tín dụng với nông, lâm sản lên 60.000 tỷ đồng.

Phát biểu trước cử tri Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu nâng gói tín dụng lâm, thủy sản lên 60.000 tỷ đồng, gấp đôi so với hiện nay.

Nghiên cứu nâng gói tín dụng lâm, thủy sản lên 60.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu nâng quy mô gói tín dụng với lâm, thủy sản lên khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng. Ảnh: Int

Tại cuộc tiếp xúc cử tri, Thủ tướng nhấn mạnh đã trực tiếp chỉ đạo và ngành ngân hàng đã và đang triển khai nhiều chương trình tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Trong đó, gói tín dụng với lâm, thủy sản có số vốn lúc đầu chỉ khoảng 15.000 tỷ đồng, nhưng do giải ngân tốt đã tăng lên 30.000 tỷ đồng và đang tiếp tục lên khoảng 40.000 tỷ đồng. Chính phủ đã yêu cầu NHNN nghiên cứu nâng quy mô gói tín dụng này lên khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng.

Chương trình cho vay lâm, thủy sản được triển khai từ giữa năm ngoái với lãi suất ưu đãi của chương trình thấp hơn tối thiểu từ 1% - 2%/năm so với mức lãi suất thông thường. Chương trình được nâng lên 30.000 tỷ đồng vào đầu năm nay. Đến tháng 9, quy mô giải ngân đã đạt 36.000 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đã bổ sung. Trong đó, Agribank dẫn đầu giải ngân cho vay với 7.183 tỷ đồng tới hơn 5.000 lượt khách hàng. 

Ngoài ra, để phát triển mạnh kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL, Thủ tướng lưu ý cần quan tâm các nội dung: Quy hoạch vùng nguyên liệu; xây dựng thương hiệu phân khúc chất lượng cao; ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động nguồn vốn;

Phát triển thị trường với sự tham gia của doanh nghiệp; liên kết sản xuất lớn; phát triển hạ tầng số, thủy lợi, giao thông, điện, công nghiệp chế biến… Đồng thời, dứt khoát phải cơ giới hoá, điện khí hoá, chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Cũng tại cuộc gặp gỡ cử tri, Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin, ngoài 8 chương trình, cơ chế tín dụng ưu đãi với nông nghiệp, nông sản, nhất là lúa gạo, thủy sản chung cho cả nước, ngành ngân hàng còn triển khai thêm 4 chương trình, cơ chế tín dụng ưu đãi dành riêng cho ĐBSCL. Như vậy, hiện có tổng cộng 12 chương trình, cơ chế tín dụng ưu đãi đối với nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ

Theo báo cáo từ Economist Intelligence Unit (EIU), môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất trong giai đoạn 2003-2023, với điểm đánh giá đạt 1,3 điểm, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu.