“Ngoài kinh tế, Cần Thơ còn hướng tới một đô thị sinh thái đáng sống”

Địa phương
10:31 AM 03/01/2024

Dù bộn bề với công việc cuối năm, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển vẫn dành thời gian cho Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị một cuộc trao đổi trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024.

Ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ.

Ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ.

Phóng viên: Năm 2023 cũng là năm đánh dấu chặng đường 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (01/01/2004 - 01/01/2024). Trong 20 năm qua, thành phố Cần Thơ đã đạt mức tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng với GDP tăng gấp 10 lần, thu nhập bình quân người dân tăng 9 lần, chỉ số cạnh tranh của bộ máy chính quyền đứng thứ 19 trong top 30 cả nước, tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất ĐBSCL… Những thành tựu này chứng minh tính hiệu quả về quyết sách của lãnh đạo thành phố trong từng thời kỳ như thế nào, thưa ông?

Ông Dương Tấn Hiển: Ngày 26/11/2003, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành, thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Năm 2009 là một dấu mốc quan trọng đối với Cần Thơ, thành phố đã hoàn thành mục tiêu đầu tiên, được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, tạo được những dấu ấn tốt, nâng cao vị thế, tiềm lực kinh tế của thành phố. 

Tuy nhiên, đánh giá khách quan, thành phố tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế để thực sự đóng vai trò động lực, có sức lan tỏa trong vùng, phát triển của ngành dịch vụ chưa tạo ra được sự đột phá, chưa trở thành trung tâm dịch vụ lớn, đa ngành của vùng; chưa thực sự trở thành đô thị hạt nhân liên kết và kết nối vùng, chưa đảm đương được vai trò đầu mối quan trọng về giao thông nội vùng và liên vận quốc tế.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách toàn diện những mặt được và chưa được của thành phố Cần Thơ, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đặc biệt, đầu năm 2022, Quốc hội quyết nghị ban hành Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; thành phố đã tập trung phối hợp với bộ, ngành Trung ương cụ thể hóa các chính sách, tập trung nguồn lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo cơ chế thu hút đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển thành phố và cả vùng ĐBSCL; Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 02/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, là công cụ pháp lý quan trọng để thành phố hoạch định chính sách, tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính phù hợp, kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch chuyên ngành cấp trên.

Thành phố Cần Thơ hướng tới một đô thị sinh thái đáng sống.

Thành phố Cần Thơ hướng tới một đô thị sinh thái đáng sống.

Nhìn lại chặng đường 20 năm, những mục tiêu, thành tựu của thành phố từng bước được hiện thực hóa qua từng thời kỳ thể hiện: Tổng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2004 - 2010 tăng bình quân 15,18%/năm; GRDP giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 6,26%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng bình quân 6,90%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP/người) ước năm 2023 đạt 94,12 triệu đồng, gấp 9,2 lần so năm 2004. 

Giá trị năng suất lao động (theo giá hiện hành) không ngừng được tăng lên, đạt 24,09 triệu đồng năm 2004, ước năm 2023 giá trị năng suất lao động đạt trên 197 triệu đồng, tăng bình quân 11,71%/năm. Các nguồn vốn đầu tư được huy động đa dạng về hình thức, phát huy tối đa hiệu quả, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 4.088 tỷ đồng năm 2004 và ước năm 2023 đạt trên 32.000 tỷ đồng, tăng bình quân 11,55%/năm. 

Diện mạo thành phố thay đổi theo hướng khang trang, tiến bộ, văn minh, hiện đại; tăng cường tính kết nối, đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải thông suốt từ TP Cần Thơ đi các tỉnh, vùng ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh và các vùng miền trong cả nước.

Ngoài ra, thành phố cũng xây dựng và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,21%, thấp nhất so với các tỉnh trong vùng và thấp hơn so với mức bình quân cả nước. Chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo và dạy nghề được nâng lên. Chất lượng nguồn nhân lực có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 41% vào năm 2004 lên 80,42% vào năm 2022 và ước đạt 82,5% năm 2023.

Phóng viên: Phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương là hoạt động cốt lõi trong 25 hoạt động chào mừng. Xin ông cho biết, đến nay, phong trào này đã đạt kết quả như thế nào? Tính thiết thực của các thành tích trong từng lĩnh vực? Những gương mặt điển hình của phong trào?

Các nguồn vốn đầu tư được huy động đa dạng về hình thức, phát huy tối đa hiệu quả, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 4.088 tỷ đồng năm 2004 và năm 2023 đạt trên 32.000 tỷ đồng, tăng bình quân 11,55%/năm.

Các nguồn vốn đầu tư được huy động đa dạng về hình thức, phát huy tối đa hiệu quả, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng từ 4.088 tỷ đồng năm 2004 và năm 2023 đạt trên 32.000 tỷ đồng, tăng bình quân 11,55%/năm.

Ông Dương Tấn Hiển: Phong trào thi đua chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố trực thuộc Trung ương được phát động, triển khai sâu rộng, đồng bộ đến các ngành, các cấp trên toàn địa bàn thành phố, đến nay, đạt kết quả như sau:

Về công trình, có 42 cơ quan, ban, ngành thành phố và 09 quận, huyện thuộc cụm khối thành phố, xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua và đăng ký với tổng số 191 công trình, phần việc, cụ thể: 107 công trình (trong đó có 34 công trình trọng điểm) và 84 phần việc (trong đó có 06 phần việc sẽ hoàn thành sau năm 2023)

Về công tác biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TP Cần Thơ giai đoạn 2013 - 2023: Có hơn 300 cá nhân nguyên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương có nhiều đóng góp cho sự phát triển của TP Cần Thơ giai đoạn 2013 - 2023 được Chủ tịch UBND thành phố tặng Bằng khen; Nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo; trưởng ấp, khu vực khu vực có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển TP Cần Thơ; gương điển hình, tiêu biểu trong triển khai thực hiện các phong trào, các cuộc vận động qua 20 năm xây dựng và phát triển TP Cần Thơ.

Để ghi nhận những thành tích đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Cần Thơ, UBND thành phố đã đề nghị Ban Thi đua khen thưởng Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Cần Thơ.

Với chỉ đạo kịp thời và hiệu quả của Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua khen thưởng Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, đợt thi đua đã tạo được khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp từ thành phố đến cơ sở. Nhiều công trình, phần việc được đăng ký thực hiện, đạt tiến độ, chất lượng, hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị thành phố. Đặc biệt, qua phát động thi đua lần này, đã thúc đẩy nhiều phong trào thi đua yêu nước trong từng ngành, từng lĩnh vực phát triển mạnh mẽ. Nổi bật là các phong trào thi đua như: Phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở"; phong trào "Nhân dân và cán bộ thành phố Cần Thơ đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19"; phong trào thi đua Cải cách hành chính và Chuyển đổi số…

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP/người) ước năm 2023 đạt 94,12 triệu đồng, gấp 9,2 lần so năm 2004.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP/người) ước năm 2023 đạt 94,12 triệu đồng, gấp 9,2 lần so năm 2004.

Phóng viên: Cần Thơ là thành phố biểu trưng của miền Tây sông nước với danh xưng Tây Đô. Năm 2022, thành phố cũng đã chọn cụm từ "Cần Thơ - thành phố sông nước, đô thị sinh thái đáng sống" làm khẩu hiệu. Như vậy, sự phát triển kinh tế song hành cùng văn hoá xã hội là mục tiêu của thành phố nhằm hướng tới một đô thị sinh thái đáng sống đã và đang được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Dương Tấn Hiển: Đi cùng với những thành tựu phát triển về kinh tế là những kết quả đáng ghi nhận về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển nền văn hóa:

Đầu tiên, thành phố triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,52%, thấp nhất so với các tỉnh trong vùng và thấp hơn so với mức bình quân cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực có sự cải thiện đáng kể, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 41% vào năm 2004 lên 80,42% vào năm 2022 và ước đạt 82,5% năm 2023; từ năm 2012 đến năm 2018 thành phố đã hoàn thành Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đã tổ chức dạy nghề cho hơn 31.000 lao động nông thôn, tổng số lao động có việc làm sau đào tạo đạt tỷ lệ 71,6%.

Tiếp đến, thực hiện tốt các chính sách an sinh - xã hội, đảm bảo kịp thời và đúng đối tượng theo quy định. Ban hành nhiều chương trình chăm lo cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển và tái hòa nhập cộng đồng, 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và được khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập. Công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố ngày càng được quan tâm, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện tốt các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chăm lo đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, qua đó hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm từng năm, đến cuối năm 2023 số hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm còn 54 hộ, chiếm tỷ lệ 0,53% trên tổng số hộ.

Bên cạnh đó, diện mạo thành phố thay đổi theo hướng khang trang, tiến bộ, văn minh, hiện đại, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân; Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp, trở thành phong trào sôi nổi ở nông thôn. Thành phố đã hoàn thành mục tiêu của chuẩn nông thôn mới; tập trung nâng chất các tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, đến cuối năm 2023, ước có 31/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04/36 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt 91,5%.

Thêm vào đó, chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao, phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh cho người dân thành phố và các tỉnh vùng ĐBSCL, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân ước đến cuối năm 2023 đạt 92,45%. Hệ thống giáo dục được đầu tư tương đối hoàn chỉnh ở các bậc học, cấp học; chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn; tỷ lệ huy động học sinh đến lớp đúng độ tuổi hàng năm đều đạt kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng, gắn kết được với nhiều phong trào, cuộc vận động, đặc biệt là Phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", xây dựng người Cần Thơ "Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp - Thanh lịch".

Sau cùng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm trọng đại của đất nước và của thành phố được tổ chức trên tinh thần an toàn, tiết kiệm, trong năm đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật, chương trình văn nghệ, phục vụ các hoạt động nhân ngày lễ, kỷ niệm, các sự kiện chính trị, ngoại giao; đặc biệt nhân dân đang rất háo hức với chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương... đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương và đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồng Ân - Văn Dương (thực hiện)
Ý kiến của bạn
Sa Pa tấp nập khách đến du ngoạn Lễ hội Hoa hồng Fansipan ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 Sa Pa tấp nập khách đến du ngoạn Lễ hội Hoa hồng Fansipan ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4

Lễ hội Hoa hồng năm 2024 với quy mô lớn nhất Tây Bắc đã chính thức khai mạc tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend (Sa Pa) sáng 27/4, thu hút hàng ngàn lượt khách đến Sa Pa ngay trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.