“Ngóng chờ” dòng tiền lớn trở lại TTCK
Chốt phiên giao dịch ngày 18/5, VN-Index tăng 7,87 điểm lên 1068,31 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 649,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 11,738 tỷ đồng. Toàn sàn có 205 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 67 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 0,15 điểm lên 213,01 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 108 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 1464,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 80 mã tăng giá, 82 mã giảm giá và 69 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,34 điểm lên 80,91 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 49,4 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 492,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 148 mã tăng giá, 117 mã giảm giá và 73 mã đứng giá.
Khối ngoại mua ròng trên toàn thị trường. Theo đó, khối này mua ròng 102,24 tỷ đồng trên HOSE; 31,03 tỷ đồng trên HNX và 2,58 tỷ đồng trên UPCOM.
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chính phủ sẽ tăng lương cơ sở thêm 20,8% kể từ 1/7/2023 và dự kiến giảm lãi suất VAT từ 10% xuống 8% với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng trong nước.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số quy định mới như Nghị định 02 và Nghị định 03 giúp kéo dài thời hạn áp dụng những quy định hiện hành thêm 6 đến 18 tháng, và đồng thời tạo cho các doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để thích nghi với những tiêu chuẩn mới.
"Tốc độ và hiệu quả thực thi của những biện pháp hỗ trợ trên sẽ là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng tới kết quả tăng trưởng của kinh tế của cả năm 2023".
Cũng theo đó, độ mở thương mại lớn khiến Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu bất lợi thì nền kinh tế sẽ dễ bị ảnh hưởng. Điển hình thặng dư thương mại dù đạt 1,5 tỷ USD nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm 18,8% trong tháng 4.
Với việc môi trường lãi suất cao tiếp tục tạo áp lực lên nhu cầu hàng hóa toàn cầu, các chuyên cho rằng sẽ chưa có nhiều cải thiện đáng kể trong một vài tháng tới đây. Đáng chú ý, chỉ số PMI tiếp tục giảm còn 46,7 trong tháng 4 so với mức 47,7 của tháng trước, đánh dấu lần thu hẹp thứ 5 trong vòng 6 tháng vừa qua.
Bên cạnh đó, lợi nhuận ròng của 80 doanh nghiệp hàng đầu đã giảm 28% do doanh thu giảm 6% trong quý 1/2023. Trong đó, ngành ngân hàng đóng góp 64% tổng lợi nhuận có mức giảm vừa phải là 12% so với cùng kỳ. Doanh số lớn từ VHM và KBC giúp lợi nhuận ngành bất động sản tăng 2%.
Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã giảm tới 60% lợi nhuận, trong khi doanh thu giảm 15%, chủ yếu do những thách thức trong lĩnh vực hóa chất, kim loại, bán lẻ, thực phẩm và đồ uống do giá cả hàng hóa lao dốc và nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm.
Chuyên gia tin rằng quý 1/2023 đã đánh dấu mức tăng trưởng lợi nhuận thấp nhất năm do mức nền cao từ sự hồi phục mạnh mẽ trong quý 1/2022.
Với chi phí tài chính giảm, mức tăng trưởng dự kiến có thể được cải thiện trong quý 2/2023 và sẽ đạt được đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2023 so với mức cơ sở thấp trong nửa cuối 2022. Nhóm phân tích dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 không thay đổi ở mức ~5-7%.
Xu thế dòng tiền: "Ngóng" dòng tiền lớn trở lại
Đánh giá về sự dịch chuyển của dòng tiền nóng như vây, các chuyên gia cho rằng đây là một "pha" bình thường và cũng đã diễn ra nhiều lần. Thị trường hiện đang trong giai đoạn trống vắng thống tin, dòng tiền tổng thể còn yếu, nên các nhà đầu cơ hoạt động mạnh hơn ở các cổ phiếu vốn hóa nhỏ có thể tạo hiệu ứng giá mạnh hơn.
Mặt khác, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ đã trải qua giai đoạn điều chỉnh mạnh, chiết khấu các thông tin bất lợi. Khi thông tin cơ bản kém tích cực thì các cổ phiếu đầu cơ thường chỉ biến động dựa trên dòng tiền, lại có lợi thế. Trong khi đó các cổ phiếu lớn, cổ phiếu blue-chips cần dòng tiền mạnh mới có thể tăng bền hơn và lúc này chỉ là giai đoạn tích lũy chậm và yếu.
Thêm vào đó, hiện tại, sau giai đoạn trì hoãn kéo dài bởi chính sách thắt chặt tiền tệ, cũng như sự khan hiếm thanh khoản dần qua đi, thì các NĐT cùng với tiền của mình cũng dần quay trở lại khi tiền đang "rẻ hơn" và dồi dào hơn.
Với nền tảng cơ bản yếu và tính đầu cơ cao, nên nhóm thị giá vừa và nhỏ luôn được dòng tiền nóng hướng tới, tính chất của dòng tiền này là "ngay và luôn". Các "tay chơi lớn" ở các cổ phiếu này hiểu rằng thời gian không phải là bạn với việc nắm giữ tới kỳ báo cáo kinh doanh hay sự trì hoãn kéo dài. Do vậy, việc nhóm cổ phiếu này giao dịch sôi động ngay trong các tuần đầu của tháng 5 sẽ giúp cho họ tận dụng được tính thời điểm của giai đoạn trống vắng thông tin này.
Đối với các cổ phiếu blue-chip, vốn là lớp cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, thì tính chất dòng tiền lớn tham gia sẽ nghiêng về hướng đầu tư nắm giữ hơn là kiếm lời ngắn hạn, tính chất của dòng tiền này sẽ là chậm và chắc chắn. Do vậy, ở những giai đoạn "điểm uốn" như này thì nhóm cổ phiếu blue-chips thường sự vận động ổn định và tịnh tiến dần, thay vì sôi động như nhóm cổ phiếu có thị giá vừa và nhỏ.
Nhìn chung, việc thị trường đi lên kèm theo thanh khoản gia tăng liên tục sau giai đoạn trầm lắng kéo dài là một tín hiệu cho thấy thị trường có thể đang xuất hiện thêm dòng tiền mới. Và dường như việc các cổ phiếu phân hóa ở giai đoạn hiện tại chỉ đang phản ánh thị hiếu của thị trường mà thôi.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 18/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Nhân kỷ dịp kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024) và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình”, sáng 6/10, thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”.