Người có tuổi thọ ngắn, mang bệnh bất thường sẽ có 5 vùng trắng trên cơ thể: Vạch áo soi ngay để phòng ngừa tai hoạ
Một bí quyết kiểm tra sức khoẻ rất đơn giản đó chính là soi ngay chính sự thay đổi về sắc tố da trên cơ thể.
Làn da trắng là mơ ước của rất nhiều người, nhất là đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng, thay vì trắng hồng tự nhiên, một số vùng da trên cơ thể lại có màu trắng bệch thì sẽ trở thành biểu hiện của rất nhiều loại bệnh nguy hiểm.
1. Vùng da trắng lan rộng bất thường, mất sắc tố
Nếu một số vùng da hoặc toàn thân bất ngờ trắng loang lổ thì có thể là dấu hiệu của bệnh bạch biến.
Bạch biến là một bệnh da mất sắc tố melanin không rõ nguyên nhân, tổn thương là những vùng da không có tế bào hắc tố tạo nên những dát mất sắc tố nhưng không mất cảm giác. Phân bổ sang thương thường đối xứng; lông, tóc ở vùng da bệnh cũng bạc màu.
Sang thương bạch biến thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, cơ quan sinh dục ngoài, quanh các lỗ thiên nhiên, niêm mạc, mặt duỗi bàn tay bàn chân. Bệnh có thể khu trú chỉ với một hoặc vài tổn thương hay lan tỏa với tổn thương rộng hơn, nhiều hơn và có thể chiếm đến trên 80% diện tích cơ thể. Do có tình trạng mất sắc tố melanin, vùng da bạch biến rất dễ bị bỏng nắng và bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư da. Bệnh thường kết hợp với những bất thường ở mắt, đặc biệt là viêm mống mắt.
Bạch biến có thể xảy ra khắp nơi, không phân biệt tuổi, giới tính hay chủng tộc, chiếm tỉ lệ 1% – 2% dân số thế giới. Bệnh chưa rõ nguyên nhân nhưng nhiều giả thiết cho rằng có thể do các yếu tố tự miễn, tự độc tế bào, di truyền hay thần kinh gây ra.
2. Mặt trắng tái nhợt
Nếu da mặt của một người luôn hồng hào, tươi tắn thì điều đó có nghĩa là các chức năng cơ thể của người ấy đang hoạt động bình thường. Điều này cũng cho thấy lượng chất dinh dưỡng trong cơ thể người này rất đủ.
Còn nếu một người có sắc mặt tái nhợt, trắng bệch thì nguyên nhân có thể là do khí huyết không đủ. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm bổ máu hoặc đi khám để bác sĩ kê một số loại thuốc bổ giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
3. Môi trắng
Nếu môi bạn trong lúc không sử dụng son môi có màu nhợt nhạt, trắng bệch thì có thể bạn bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất. Các chế độ ăn dẫn đến tình trạng này là chế độ ăn ít chất sắt, ít vitamin B12. Ngoài ra còn có nguyên nhân vì mất máu do kinh nguyệt quá nhiều, hay bệnh tưa miệng…
Lúc này, bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn. Hàng ngày chú ý vệ sinh môi, thường xuyên thoa son dưỡng môi để giữ đôi môi được mềm mại, hồng hào.
4. Móng tay trắng
Nhiều người không chú ý đến việc chăm sóc móng tay, thường xuyên bỏ qua các thay đổi ở móng tay. Móng tay xuất hiện màu trắng, không được hồng hào là biểu hiện về sức khỏe tim, phổi không ổn định.
Ngoài ra, nếu móng tay xuất hiện các đốm trắng thì có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị thiếu sắt do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bạn thấy móng tay trắng bệch với phần viền tối hơn thì đó còn có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh gan. Lúc này, bạn hãy chủ động đi khám ngay để phòng tránh nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
5. Lòng bàn chân, tay trắng
Nếu phát hiện ra bàn tay, bàn chân thường xuyên có sắc tố trắng bệch thì đây là biểu hiện của sức khỏe kém. Tuy nhiên, sau khi rửa, kỳ cọ, bàn tay, bàn chân trắng là hiện tượng bình thường.
Bên cạnh đó, hai bộ phận này rất dễ bị "đỏ", dây thần kinh nhạy cảm. Nếu xuất hiện tình trạng bàn chân, bàn tay có sắc tố trắng bệch thì rất có khả năng chức năng của các các cơ quan trong cơ thể này đang có vấn đề, cần chú ý hơn.
Nguyễn PhượngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.