Người lao động cần lưu ý hai thuật ngữ quan trọng về lương này trước khi ký hợp đồng lao động

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:24 PM 04/04/2022

Để đàm phán với nhà tuyển dụng hiệu quả, thông minh thì việc hiểu rõ các loại lương (lương gross, lương net…), cách tính lương nhân viên chi tiết đối với người lao động là vô cùng cần thiết. Vậy sự khác biệt giữa hai thuật ngữ lương gross và lương net này là gì, và vì sao nó lại quan trọng?

Khái niệm lương gross, lương net

Mặc dù không có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm nhưng có thể hiểu lương gross chính là lương gộp tất cả gồm: mức lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, các loại bảo hiểm… Nói một cách đơn giản hơn thì đây là mức tổng thu nhập của của bạn, mức thù lao xứng đáng dành cho công việc mà bạn đã đóng góp cho công ty. 

Tuy nhiên, do người lao động nhận lương gross phải trích ra một số tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội và thuế thu nhập cá nhân (nếu có) nên số tiền thực nhận sẽ ít hơn lương gross.

Theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội từ tiền lương của người lao động được xác định như sau:

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc

Quỹ hưu trí và tử tuất (BHXH)

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT)

Tổng

8%

1%

1,5 %

10,5%

Lương net là tiền lương thực nhận mà người lao động được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.

Lương net = Lương gross - (BHXH BHYT BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Phân biệt lương gross với lương net

Lương gross

Lương net

Khái niệm

Là tổng tiền lương người lao động được người sử dụng lao động chi trả mỗi kì trả lương.

Là tiền lương thực nhận của người lao động mỗi kỳ trả lương.

Về bảo hiểm và thuế

Bao gồm:

BHXH (8%)

BHYT (1,5%)

BHTN (1%)

Thuế TNCN (nếu có)

Không bao gồm BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN

Lương net = Lương gross - (BHXH BHYT BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Chủ thể ưa chuộng

Người lao động

Người sử dụng lao động

Ưu điểm

Người lao động có thể chủ động tính toán đối với mức lương của mình.

Người lao động nhận đúng số tiền thỏa thuận, việc nộp bảo hiểm và thuế thu nhập do người sử dụng lao động tự tính toán và nộp.

Nhược điểm

Người lao động phải tự tính toán số tiền đóng bảo hiểm và thuế thu nhập đồng thời cập nhật các quy định về việc đóng các khoản trên để tránh bị người sử dụng lao động tính sai.

Người sử dụng lao động có thể sử dụng mức lương này để đóng bảo hiểm cho người lao động nên mức đóng có thể bị thấp dẫn tới mức hưởng các chế độ bảo hiểm cũng sẽ bị thấp.

Cách tính lương net khi nhận lương gross

Nếu người lao động nhận lương gross thì việc tính lương net sẽ được tính như sau:

Lương net = Lương gross - (BHXH BHYT BHTN) - Thuế TNCN (nếu có)

Một ví dụ cụ thể để giúp bạn dễ hiểu hơn: Bạn đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh với mức lương gross là 30 triệu/ tháng. 

Vì mức lương cao nhất để áp dụng đóng BHYT và BHXH là 26 triệu/ tháng nên vì vậy bạn chỉ cần đóng ở mức 26 triệu.

– Số tiền đóng BH: 26 triệu x 8 % = 2,080 triệu (1).

– Số tiền đóng BHYT: 26 triệu x 1,5 % =  390,000 đồng (2).

– Số tiền đóng BH thất nghiệp (BHTN): 30 triệu x 1 % = 300,000 đồng (3).

– Lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm: 30 triệu – (2,080 triệu 390,000 300,000) = 27,230 triệu.

– Bạn lấy số tiền 27,230 triệu – 9 triệu (tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân) = 18,230. 

Và đây sẽ là con số mà bạn bị áp dụng để đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

– Mức thuế TNCN của bạn sẽ được tính theo 4 bậc như sau:

Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng (4).

Bậc 2: Thu nhập tính thuế ( >5 triệu đến 10 triệu ) x thuế suất 10%: (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng (5).

Bậc 3: Thu nhập tính thuế ( >10 triệu đến 18 triệu ) x thuế suất 15%: (18 triệu – 10 triệu) x 15%= 1,2 triệu (6).

Bậc 4: Thu nhập tính thuế( >18 triệu đến 32 triệu ) x thuế suất 20%: (18,230 triệu – 18 triệu) x 20% = 46.000 đồng (7).

– Như vậy tổng số tiền bạn phải đóng cho các phí bảo hiểm và thuế TNCN là : (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) =  5,180 triệu.

– Số tiền còn lại sau cùng của bạn: 30 triệu – 5,180 triệu = 25,234 triệu.

Anh Tuấn
Ý kiến của bạn
Thực thi ESG là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng Thực thi ESG là nhiệm vụ cấp bách của ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực có vai trò huyết mạch của nền kinh tế, do vậy việc tiên phong trong thực thi ESG sẽ tạo ra sự thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.