Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu để được hưởng hơn 22 triệu/tháng?

Tư vấn
10:50 AM 23/06/2021

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, một trong những vấn đề người lao động quan tâm nhất khi nghỉ việc chính là trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp thế nào để được hưởng mức trợ cấp tối đa?

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa

Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định, người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được nhận:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động được xác định như sau:

Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa = 5 x Mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở hiện đang được áp dụng năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng, nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa năm 2021 của những người lao động này là:

5 x 1,49 triệu đồng/tháng = 7,45 triệu đồng/tháng

Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa = 5 x Mức lương tối thiểu vùng

Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về mức tối thiểu vùng như sau:

- 4,42 triệu đồng/tháng: Áp dụng với doanh nghiệp thuộc Vùng I.

- 3,92 triệu đồng/tháng: Áp dụng với doanh nghiệp thuộc Vùng II.

- 3,43 triệu đồng/tháng: Áp dụng với doanh nghiệp thuộc Vùng III.

- 3,07 triệu đồng/tháng: Áp dụng với doanh nghiệp thuộc Vùng IV.

Vậy, người lao động ở từng vùng sẽ được nhận mức trợ cấp thất nghiệp tối đa như sau:

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thuộc vùng:Mức trợ cấp thất nghiệp tối đa
Vùng I
4,42 x 5 = 22,1 triệu đồng/tháng
Vùng II
3,92 x 5 = 19,6 triệu đồng/tháng
Vùng III
3,43 x 5 = 17,15 triệu đồng/tháng
Vùng IV
3,07 x 5 = 15,35 triệu đồng/tháng

Đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp tối đa

Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm năm 2013 quy định, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo công thức sau:

Trợ cấp thất nghiệp/tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức cao thì tương ứng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ cao. Theo Điều 58 Luật Việc làm năm 2013, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bị giới hạn mức đóng tối đa như sau:

- Người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương cơ sở = 29,8 triệu đồng/tháng

- Người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Mức lương đóng tối đa = 20 tháng lương tối thiểu vùng

Mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng vào Qũy bảo hiểm thất nghiệp 1% mức lương nói trên. Từ đó, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa, người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức sau:

Người lao độngMức trợ cấp tối đa/tháng
Tiền lương trung bình đóng BHTN trong 06 tháng trước khi nghỉ
Số tiền phải đóng BHTN/tháng
Hưởng lương Nhà nước
7.450.000 đồng
12.417.000 đồng
124.170 đồng
Làm việc ở vùng I
22.100.000 đồng
36.833.000 đồng
368.330 đồng
Làm việc ở vùng II
19.600.000 đồng
32.667.000 đồng
326.670 đồng
Làm việc ở vùng III
17.150.000 đồng
28.583.000 đồng
285.830 đồng
Làm việc ở vùng IV
15.350.000 đồng
25.583.000 đồng
255.830 đồng
Hà Trần
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.