Người tiêu dùng tiết kiệm được 2,9 nghìn tỷ USD trong đại dịch và đây sẽ là động lực thúc đẩy phục hồi toàn cầu
Người Mỹ đang dẫn đầu danh sách này.
Tình trạng giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 đã giúp người tiêu dùng ở các nền kinh tế lớn nhất thế giới tích lũy được thêm 2,9 nghìn tỷ USD, một kho tiền mặt khổng lồ tạo ra tiềm năng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Theo ước tính của Bloomberg Economics, các hộ gia đình ở Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản và các quốc gia lớn nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giữ được rất nhiều tiền khi đại dịch buộc họ phải ở nhà và không thể tới các cửa hàng, cửa hiệu. Họ sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy cho tới khi đại dịch được kiểm soát và các chính phủ giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế.
Riêng ở Mỹ, người tiêu dùng đã tiết kiệm được 1,5 nghìn tỷ USD và con số này vẫn đang tăng lên. Đây là con số khổng lồ bởi nó tương đương với GDP hàng năm của cả đất nước Hàn Quốc. Riêng ở nước Mỹ, con số này vẫn lớn gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm.
Người tiêu dùng ở các nền kinh tế lớn đang tiết kiệm được những số tiền khổng lồ.
Các rào cản với người tiêu dùng trong khi việc được nhận thêm tiền mặt từ các gói kích thích giúp họ tiết kiệm được nhiều hơn. Đây sẽ là "nhiên liệu" quan trọng cho các nền kinh tế trong quá trình phục hồi hậu Covid-19. Dịch bệnh được kiểm soát và vắc xin trở nên phổ biến chính là dấu mốc quan trọng để số tiền này bắt đầu bung ra.
Những người lạc quan đang đặt cược vào một đợt bùng nổ mua sắm khi mọi người quay trở lại các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, địa điểm vui chơi giải trí, các điểm du lịch hấp dẫn và các sự kiện thể thao cũng như đẩy mạnh việc mua xổ số, điều mà nhiều người đã không thể làm được trong thời kỳ đại dịch hoành hành.
Trong khi đó, những người ít lạc quan hơn thì cho rằng số tiền này có thể được dùng để trang trải các khoản nợ hay tích trữ cho tới khi cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng này qua đi và thị trường lao động trở nên mạnh mẽ hơn.
Ở Mỹ, việc số tiền tiết kiệm do đại dịch này bung ra sẽ khiến nền kinh tế tăng trưởng lên tới 9% thay vì 4,6% như dự báo cho GDP năm 2021. Ngược lại, nếu số tiền này được tiêu một cách dè dặt, nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chỉ tăng trưởng được 2,2% trong năm nay.
Người tiêu dùng ở Mỹ dẫn đầu trong danh sách tiết kiệm thời Covid-19.
Maeva Cousin, chuyên gia kinh tế cấp cao tại khu vực Eurozone của Bloomberg, cho biết: "Mùa hè năm 2020 hóa ra là một bình minh sai lầm nhưng nó cũng cho thấy các nền kinh tế có thể phục hồi nhanh chóng như thế nào khi các biện pháp kiểm soát Covid-19 bị loại bỏ. Điều tương tự có thể xảy ra vào năm 2021 không? Số tiền mặt khổng lồ từ các khoản tiết kiệm của các hộ gia đình là lý do khiến chúng tôi tin rằng nhu cầu sẽ tăng mạnh trở lại".
Mỹ không phải quốc gia duy nhất đứng trước tiềm năng khổng lồ. Các hộ gia đình ở Trung Quốc đã đổ thêm 430 tỷ USD vào tài khoản ngân hàng của họ so với thông thường. Các khoản tiền gửi tương tự cũng đã tăng lên 300 tỷ USD ở Nhật Bản và 160 tỷ USD ở Vương quốc Anh. Các nền kinh tế lớn nhất châu Âu cũng gia tăng 465 tỷ USD tiền tiết kiệm mà dẫn đầu là Đức với 171 tỷ USD.
Ngoài ra, còn một lý do khác khiến người tiêu dùng bung tiền đó là lãi suất thấp làm giảm sự hấp dẫn của việc giữ tiền trong ngân hàng. Tuy nhiên, nó kéo theo một hướng khác rủi ro hơn là việc mọi người dùng tiền tiết kiệm của mình để trả nợ hoặc bảo toàn ngân sách gia đình vì những rủi ro sức khỏe đang diễn ra hoặc lo ngại rằng thị trường việc làm phục hồi chậm chạp.
Đây là những nền kinh tế tiết kiệm được nhiều nhất (so với GDP).
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có tâm lý giống nhau. Những người kiếm được nhiều tiền nhất có khả năng sẽ tích trữ. Trong khi đó, các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn có thể buộc phải sử dụng các khoản tiết kiệm của mình cho chi tiêu hàng ngày.
Ở một diễn biến khác, một số người có thể nghi ngờ đến một lúc nào đó, các chính phủ sẽ tăng thuế để chi trả cho các chương trình kích thích mà họ đưa ra trong đại dịch.
Yelena Shulyatyeva, chuyên gia kinh tế cấp cao chuyên về thị trường Mỹ, cho biết: "Trong ngắn hạn, chi tiêu tiêu dùng có thể phụ thuộc nhiều vào thực tế diễn ra sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều thời gian để trở về các mức trước dịch. Trong trung hạn, cho dù số tiền bổ sung được dùng để tiêu dùng, trả bớt nợ hay thậm chí để lại ngân hàng như một biện pháp phòng ngừa rủi ro, điều đó vẫn tích cực cho tăng trưởng".
Sau một thời gian hạ nhiệt, đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng lên ở một số quốc gia với những biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn. Tuy nhiên, việc vắc xin đang được sản xuất và tiêm chủng rộng rãi có thể mở ra hy vọng về việc kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Linh AnhKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.