Người Việt đã chi 1,4 tỷ USD để đặt đồ ăn online

Kinh doanh
08:47 AM 31/01/2024

Theo báo cáo của Momentum Works, người Việt chi 1,4 tỷ USD trong năm qua để đặt đồ ăn online trên Grab, ShopeeFood, Gojek...

Ngày 30/1, Momentum Works công bố báo cáo thường niên về thị trường giao đồ ăn (Food Delivery) ở Đông Nam Á. Theo đó, thị trường này tăng trưởng khá khiêm tốn 5% vào năm 2023 so với cùng kỳ, đạt 17 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường Food Delivery tại Việt Nam đã tăng vọt 27%, dẫn đầu tăng trưởng trong khu vực.

Người Việt đã chi 1,4 tỷ USD để đặt đồ ăn online- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: An ninh Tiền tệ

Tại Việt Nam, người Việt vẫn giữ thói quen đặt đồ ăn trực tuyến (online) từ thời COVID-19. Theo thống kê, người Việt đã chi 1,4 tỷ USD cho lĩnh vực này. Các nền tảng chủ yếu được người dùng Việt Nam yêu thích tìm đến khi mua đồ ăn trực tuyến gồm Grab chiếm 14%, ShopeeFood chiếm 45% và Gojek chiếm 3%...

Nhìn chung khi đặt hàng trực tuyến, thực khách vẫn quan tâm với các yếu tố về giá cả và hương vị món ăn. Trong đó, vị trí địa lý gần là lựa chọn cân bằng được cả 2 yếu tố trên (do có chi phí vận chuyển thấp, thời gian giao hàng thấp giúp giữ được hương vị gần như nguyên bản). Hơn nữa, trong một thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ không “trung thành” với bất cứ tên tuổi nào, bởi họ có thể sử dụng nhiều hơn một ứng dụng giao đồ ăn.

Về các đơn vị giao đồ ăn online, chịu áp lực liên tiếp trong việc phải đạt được lợi nhuận bền vững, hầu hết các công ty tiếp tục hạn chế trợ cấp cho các đơn hàng và buộc phải áp dụng các chiến lược khác biệt để cạnh tranh. Nhưng mức tiêu thụ đơn hàng trung bình của Việt Nam thấp hơn các nước khác trong khu vực Đông Nam Á (dưới 3 USD), cho thấy thị trường vẫn còn không gian để tăng trưởng.

Ngoài tiểu ngành giao đồ ăn truyền thống nói trên, ngành F&B và nông nghiệp đang tiến đến con đường cách mạng kỹ thuật số. Những phát minh mới hay ứng dụng công nghệ như cảm biến môi trường, công nghệ vệ tinh và hình ảnh, máy bay không người lái… trong sản xuất đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Chưa kể, sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự minh bạch, lựa chọn thực phẩm từ các nguồn bền vững sẽ hình thành thói quen, xu hướng tiêu dùng mới.

Sự tham gia của nhiều ứng dụng giao hàng, đặt món làm tăng tính cạnh tranh ở lĩnh vực này. Ngược lại, người tiêu dùng và các cửa hàng lại được lợi. 

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ? Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ?

Đà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.