Người Việt Nam lạc quan về sự chấm dứt của đại dịch COVID-19 nhưng lo lắng về tài chính

Doanh nghiệp - Doanh nhân
04:04 PM 02/03/2022

Khảo sát mới nhất từ Tập đoàn Manulife cho thấy, sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, người dân Việt Nam tin rằng “ngày tàn” của COVID-19 đã đến đồng thời tự tin vào sức khỏe của họ, nhưng vẫn còn lo ngại về tài chính cá nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ độc thân.

Trong số những người ở Việt Nam được phỏng vấn tại khảo sát Manulife Asia Care Survey lần thứ 3 được thực hiện vào tháng 11/2021, hơn 2/3 (69%) cho rằng COVID-19 sẽ biến mất trong vòng một năm tới, với 77% mong đợi các biện pháp hạn chế COVID-19 sẽ dần được dỡ bỏ trong khoảng thời gian này. Người Việt Nam cũng cho thấy sự lạc quan nhất trong khu vực về khoảng thời gian để nền kinh tế phục hồi – trong đó, chỉ một phần tư (26%) lo lắng sẽ mất nhiều thời gian, thấp nhất trong khu vực. Cuộc khảo sát được thực hiện ngay khi biến thể Omicron bắt đầu được phổ biến.

Mặc dù lạc quan, 15% số người được khảo sát cho biết họ đã bị mất việc làm, trong khi 70% cho biết thu nhập của họ đã bị giảm do COVID-19. Ngoài ra, chỉ có 19% phụ nữ độc thân có tiền tiết kiệm trong tay để có thể duy trì cuộc sống hơn một năm nếu họ bị mất thu nhập, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (33%). Kết quả cũng cho thấy 3/4 (75%) phụ nữ độc thân đang phải vật lộn để đối phó với COVID-19.

Người Việt Nam lạc quan về sự chấm dứt của đại dịch COVID-19 nhưng lo lắng về tài chính  - Ảnh 1.

 

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.