Nguồn đầu tư từ Nhật Bản_”Chất xúc tác” để doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam phát triển

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 14/02/2022

Thị trường M&A đã và đang có sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây ở cấp độ toàn cầu với doanh thu nhiều tỷ USD mỗi năm qua các thương vụ mua bán doanh nghiệp, dự án tiềm năng. Trong đó không thể không kể đến nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam

photo-1644766617175

Những bước đột phá của doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2021 doanh nghiệp Việt tham gia là phiên IPO thành công tại Nhật Bản. Vào ngày 23/12/2021, chỉ sau 4 năm thành lập và phát triển, công ty Việt này đã IPO thành công tại Tokyo khiến nhiều doanh nhân Nhật Bản cùng quy mô và thâm niên thật sự ngỡ ngàng: Công ty TNHH Hybrid Technologies tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh đã IPO thành công tại Sở GDCK Tokyo, được cấp mã chứng khoán số 4260, vốn hóa khởi điểm đạt 8,165 triệu Yên (tương đương hơn 71 triệu USD).

Đối với doanh nghiệp Nhật tại Nhật Bản với chỉ bấy nhiêu năm phát triển, để được niêm yết cũng là điều nan giải do Luật chứng khoán Nhật Bản khá chặt chẽ và nghiêm ngặt. Hybrid Technologies là công ty thành viên của Công ty Airtrip Nhật Bản, thành lập từ năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau các lần tái cơ cấu và mua thêm doanh nghiệp để sáp nhập, đến nay công ty đã có hơn 700 nhân sự do người Việt lãnh đạo.

Đặc biệt thời gian gần đây chúng ta có "doanh nghiệp quốc dân" VinFast đã công bố lộ trình IPO tại Hoa Kỳ, dự thu nhiều tỷ USD sau phiên IPO lịch sử của doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể theo chân Hybrid Technologies niêm yết tai Nhật Bản hoặc VinFast niêm yết tại Mỹ. Ngoài ra có thể niêm yết tại các sàn khó tính như London.

Ngày nay là thời cơ của doanh nghiệp Việt tiến về các thị trường tài chính tên tuổi để gọi vốn làm ăn cũng như để nắm bắt kiểu chơi quốc tế về tài chính để tự nâng hạng tín nhiệm của mình cũng như góp phần thăng hạng tín dụng quốc gia.

Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản rất tích cực đi thâu tóm các thương hiệu tại thị trường phát triển (Mỹ, EU) cũng như thị trường đang phát triển (ASEAN, Trung Quốc, Nam Á, Nam Mỹ...). Việc mua lại công ty có thị phần tốt ở các thị trường giúp cho doanh nghiệp Nhật tiến chiếm thị phần trong thời gian sớm nhất. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo cách làm của doanh nghiệp Nhật để đi thâu tóm công ty ở nước ngoài nhằm chiếm thị phần.

Thêm vào đó, khi nói về các doanh nghiệp Việt dưới sự cầm quân của các nhà lãnh đạo Nhật Bản, PGT Holdings (HNX: PGT) cũng là một cái tên nổi bật so với các doanh nghiệp cùng ngành M&A.

PGT Holdings có một xuất phát điểm là tiền thân của Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Việt Nam thu hút các nhà đầu tư từ những lợi thế lớn

Tại Hội nghị COP26 (Tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26), các nước lớn xảy ra tranh chấp không hồi kết. Mỹ và môt số nước phát triển muốn áp đặt luật chơi môi trường hà khắc. Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước thuộc Liên minh châu Âu cam kết phát thải ròng bằng không vào 2050 hoặc sớm hơn. Trung Quốc và Ấn Độ không đồng ý phải cắt giảm phát thải CO2 một cách đột ngột. Trung Quốc, Ấn Độ lập luận "không công bằng" khi buộc doanh nghiệp nước của họ phải theo lộ trình không phát thải tương tự như EU, Mỹ, Nhật. Do đó, các tranh chấp trong phiên chợ môi trường COP26 đã và sẽ còn diễn ra và kéo dài.

Một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam tại COP26 chính là việc Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định: "Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát thải ròng bằng không vào 2050. Đây chính là động lực tuyệt vời cho doanh nghiệp Việt chuyển đổi sử dụng năng lượng sạch, vật liệu sạch không phát thải."

Doanh nghiệp Việt Nam cần sớm nắm bắt thời cơ này để tổ chức lại sản xuất kinh doanh theo đó đầu tư, sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, sử dụng vật liệu không phát thải trong quá trình sản xuất, tổ chức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, vật liệu không phát thải… để sản phẩm của mình trở nên cạnh tranh hơn so với hàng hóa của các nước bị vướng vào các cuộc chiến tranh môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt có thể hợp lực để tổ chức sản xuất và cung ứng, xuất khẩu hàng hóa là vật liệu không phát thải ở rất nhiều lĩnh vực như phân bón, nguyên liệu ngành nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện, điện tử, ô tô…

Về lĩnh vực M&A, nắm bắt cơ hội đó, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Chỉ số Quản lý Thu mua_Purchasing Managers Index) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững. Bên cạnh đó hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện theo đúng chủ trương đường lối chính sách của nhà nước nhằm tạo hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, những năm qua, khi đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao. Bởi vì các nhà đầu tư người Nhật Bản (Đặc biệt CEO của PGT Holdings: ông Kakazu Shogo_ đã có 10 năm kinh nghiệm trong thị trường Việt Nam) với các tiêu chuẩn ở thị trường đã phát triển, sẽ yêu cầu doanh nghiệp gia tăng tính minh bạch, tuân thủ các chuẩn mực tốt của thế giới trong vấn đề quản trị. Thêm vào đó nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ sở hữu đáng kể sẽ cùng tham gia hoạch định chiến lược, quản trị điều hành doanh nghiệp tốt hơn nữa.

Cũng trong năm 2021, với tư cách là nhà đầu tư Nhật Bản (nước ngoài), CEO PGT Holdings_ ông Kakazu Shogo chia sẻ những điểm mạnh và lợi thế về tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam về chiến lược đầu tư (mục đích, đối tượng, mục tiêu, thời điểm, thời gian, quy mô...) theo cách nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản.

photo-1644766620705

Hội thảo trực tuyến về thị trường chứng khoán Việt Nam của PGT Holdings mang tên Asset Operation Expo-Vietnam.

Bàn thêm về cơ hội kinh doanh mã cổ phiếu PGT của PGT Holdings trên sàn HNX, mã cổ phiếu PGT của doanh nghiệp ghi nhận những tín hiệu tích cực ngày những phiên giao dịch đầu năm dịp tết Nhâm Dần.

photo-1644766623171

Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT.

Ghi nhận tại tuần đầu tiên của phiên giao dịch, cổ phiếu PGT ghi nhận chuỗi lên điểm ấn tượng khi 3 phiên liên tiếp lên điểm trong khi thị trường chứng khoán chung cũng liên tục điều chỉnh. Tuy tại phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/2/2022 có sự giảm điểm nhẹ, nhưng có thể chưa hẳn là điểm bất lợi thế của mã PGT. Mà đó còn là cơ hôi để các nhà đầu tư sở hữu mã cổ phiếu tại thời điểm giá tốt trên thị trường.

Bên cạnh đó, vẫn là kế hoạch đưa cổ phiếu rộng rãi tới các nhà đầu tư.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

PV
Ý kiến của bạn
WB: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương WB: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương

Với triển vọng kinh tế Việt Nam tốt hơn vào những tháng cuối năm, Ngân hàng Quốc tế (World Bank - WB) đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024. WB nhấn mạnh: “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á - Thái Bình Dương”.