Nguồn vốn tín dụng chính sách là điểm tựa cho hộ nghèo tại huyện Thanh Thủy
Những năm qua, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã giải ngân kịp thời nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến với người dân, giúp bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và ổn định cuộc sống.
Xóa đói, giảm nghèo là mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Thủy. Do đó, NHCSXH huyện đã thực hiện nhiều giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2023 số hộ nghèo giảm xuống giảm 99 hộ so với cuối năm 2021 (744 hộ, chiếm 3.1%). Trong đó: Tổng số hộ nghèo dân tộc thiểu số tại 2 xã, 6 khu (xã Tân Phương 1 khu, xã Tu Vũ 5 khu) với 56 hộ (dân tộc Mường 52 hộ, Tày 2 hộ, Thái 1 hộ, Cao lan 1 hộ). Số hộ cận nghèo: 672/24.113 hộ = 2.79%, giảm 21 hộ so cuối năm 2021 (693 hộ, chiếm 2,88%).
Tính đến hết 31/03/2023 với 10 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ đạt: 377.495 triệu đồng, đạt 96,22% kế hoạch tăng 12.561 triệu đồng so với 31/12/2022. Tỷ lệ tăng trưởng 3,44 thực hiện kế hoạch tăng trưởng đạt 45,86% (Kế hoạch giao tăng trưởng 27.387 trđ). Với 44 đơn vị nhận ủy thác cấp cơ sở, 242 tổ tiết kiệm và vay vốn (giảm 1 tổ TK&VV so với năm 2022), 8.311 hộ vay còn dư nợ. Bình quân dư nợ 1.560 triệu đồng/tổ tiết kiệm và vay vốn; 45,4 triệu đồng/hộ.
Trong đó, tập trung chủ yếu vào chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, xuất khẩu lao động, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo và phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.
Để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả, thời gian tới NHCSXH Thanh Thủy chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng ủy thác, hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất để phát hiện các bất cập và kiến nghị chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Đồng thời, phối hợp với các phòng, ban, đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện tốt việc giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên điều tra, rà soát, thống kê, xác nhận hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác để tạo điều kiện cho các đối tượng này được vay vốn kịp thời, đúng mục đích.
Có thể khẳng định, nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những chương trình tín dụng ưu đãi có sức lan tỏa, nhận được sự đồng tình, hưởng ứng cao của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hộ dân. Nguồn vốn này đã và đang kịp thời tiếp sức cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, mang lại cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng cho các đối tượng đang gặp khó khăn về vốn.
Thu HườngNgày 28/11, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.