Nguy cơ ngộ độc khi lạm dụng thuốc hạ sốt Paracetamol mùa dịch Covid

Sức khỏe
10:04 AM 03/08/2021

Trước tình hình dịch COVID-19 đang gia tăng số lượng người bệnh cùng với các biểu hiện đau hoặc sốt cao do các nguyên nhân khác tại gia đình cần được chữa ban đầu, nhu cầu sử dụng các thuốc giảm đau, hạ sốt tăng lên. Trên mạng xã hội đã xuất hiện các hướng dẫn không rõ nguồn gốc về cách tự chữa bệnh COVID-19 tại nhà. Đáng chú ý, trong một hướng dẫn, liều paracetamol khuyên sử dụng là liều tối đa, rất dễ có nguy cơ quá liều và gây ngộ độc.

Nguy cơ ngộ độc khi lạm dụng thuốc hạ sốt Paracetamol mùa dịch Covid - Ảnh 1.

 Để cảnh báo người dân về tác hại của việc sử dụng thuốc trên, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ về vấn đề này.

 Ngộ độc Paracetamol là loại ngộ độc thường gặp nhưng âm thầm, dễ bỏ sót

 Paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt mức độ trung bình. Ngộ độc paracetamol là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp nhất ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, ngộ độc cấp paracetamol đã trở thành nguyên nhân ngộ độc thường gặp. Ngộ độc Paracetamol do một trong hai nhóm nguyên nhân:

 (1) Do chủ động uống quá liều tự tử (thường được phát hiện sớm, điều trị kịp thời) 

 (2) Do lạm dụng thuốc, dùng sai dẫn tới quá liều mà không biết khi giảm đau, hạ sốt tại nhà. Trường hợp thứ hai này rất dễ xảy ra, thường với người sốt cao, kéo dài, đau nhiều, đau mạn tính...

 Do các biểu hiện ngộ độc Paracetamol rất kín đáo, thậm chí vài ngày đầu nếu không xét nghiệm theo dõi thì không thể biết, khi được phát hiện đã muộn, tổn thương gan, thậm chí suy gan cấp, hôn mê gan và tử vong. 

Nguy cơ ngộ độc khi lạm dụng thuốc hạ sốt Paracetamol mùa dịch Covid - Ảnh 2.

Lạm dụng thuốc, dùng sai hoặc nhầm lẫn là nguyên nhân thường gặp dẫn tới ngộ độc

 Paracetamol là thuốc thuộc diện không phải kê theo đơn, có nghĩa là người dân có thể tự mua ở các hiệu thuốc về để chữa các biểu hiện đau, sốt do các nguyên nhân thông thường hoặc xử trí ban đầu trước khi tới bệnh viện. Trên thị trường mỗi nước có thể có tới hàng trăm biệt dược có tên gọi khác nhau có chứa thành phần chính là Paracetamol, trong đó với dạng viên có hàm lượng Paracetamol mỗi viên phổ biến là 500mg. Ngoài ra thuốc có thể ở dạng viên đặt hậu môn, gói bột hoặc xy-rô. 

 Các sản phẩm thuốc có thể chứa paracetamol đơn thuần hoặc các thành phần khác ngoài paracetamol là các thuốc giảm đau khác phối hợp như các chất dạng thuốc phiện (như codein, tramadol), hoặc các thuốc loại kháng histamine như chlorpheniramine, các thuốc co mạch giúp giảm ngạt mũi như phenylephrine, các thuốc giảm ho như dextromethorphan, codein. Mặc dù có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất tất cả các sản phẩm trên có thành phần tương tự nhau, người dân rất dễ dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm do bệnh không đỡ, kéo dài hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh, dẫn tới tổng liều paracetamol hàng ngày vượt quá quy định, dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết. Đồng thời, người bệnh cũng dễ bị quá liều và ngộ độc các thành phần khác kèm theo trong thuốc. 

Nguy cơ ngộ độc khi lạm dụng thuốc hạ sốt Paracetamol mùa dịch Covid - Ảnh 3.

Bệnh nhân tự dùng paracetamol quá liều để hạ sốt dẫn tới ngộ độc, viêm gan, hôn mê gan (sau đó tử vong) (Trung tâm chống độc BVBM)

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ khác thường gặp có thể khiến một người dùng paracetamol dễ bị ngộ độc Người có thể trạng gầy yếu, suy nhược, ăn kém, sốt cao hoặc nhiễm trùng nặng kéo dài, cơ thể có các tình trạng bệnh tiêu hao nhiều năng lượng (như sau mổ) dẫn tới cơ thể cạn kiệt các chất có ích giúp ngăn cản độc tính của Paracetamol ở liều điều trị, người thường xuyên uống nhiều rượu bia đặc biệt dễ bị ngộ độc Paracetamol, những người đang dùng các thuốc chữa bệnh khác có thể làm tăng độc tính của Paracetamol như một số thuốc chữa bệnh lao, chữa động kinh. Với những người này nên dùng Paracetamol liều thấp nhất có thể.


Gia Huy
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.