Nguy cơ “vỡ trận” cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vì “đói” vốn

Cộng tác viên
07:34 AM 11/06/2020

Theo phê duyệt của Thủ tướng, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, thi công từ năm 2018 - 2020, nhưng do “đói” vốn nên đang ách tắc, chưa biết ngày về đích.

    Nguy cơ “vỡ trận” cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vì “đói” vốn

    Những công việc tại dự án triển khai được đến nay là công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu đã cơ bản hoàn thành. Công tác bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng; trích lục, kiểm đếm đã thực hiện đạt 100% khối lượng (43,6km); đã bàn giao mặt bằng sạch cho Nhà đầu tư được 8,5/43,6km (đạt 20%). Công tác thi công, sản lượng đạt được khoảng 50 tỷ đồng.

    Nhà đầu tư đã huy động vốn góp 424 tỷ đồng để giải ngân cho các hạng mục cấp bách của dự án như chuyển các Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh Lạng Sơn thực hiện giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng; đảm bảo nhu cầu giải ngân vốn theo tiến độ và quy định hợp đồng dự án.  

    Tại thông báo kết luận số 394/TB-VPCP ngày 13/11/2019, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng phương án thiết kế và phân kỳ đầu tư phù hợp với khả năng thu xếp nguồn vốn; Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đề xuất phương án hỗ trợ dự án từ ngân sách nhà nước; giao Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo một số ngân hàng thương mại khẩn trương xem xét việc thu xếp tín dụng cho dự án.

    Tuy nhiên, vấn đề của dự án này là dù Chính phủ đã nhiều lần phát văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước vào cuộc nhưng các nhà tài trợ tín dụng vẫn từ chối cho vay vốn.

    Nguyên nhân chính là do các ngân hàng lo ngại cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có quy mô quá lớn, nếu chỉ thực hiện bằng nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn vay tín dụng, không có vốn nhà nước tham gia hỗ trợ giống như các dự án BOT thông thường thì dự án này sẽ không thể hoàn vốn.

    UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản gửi các Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về phương án phân kỳ đầu tư, đối với đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, trong đó kiến nghị lựa chọn phương án phân kỳ và cơ cấu nguồn vốn.

    Cụ thể, đầu tư đoạn Chi Lăng đến TP.Lạng Sơn dài 27,3 km với quy mô 4 làn xe; đoạn từ TP Lạng Sơn đến cửa khẩu Hữu Nghị dài 15.7Km với quy mô 2 làn xe.

    Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 5.947 tỷ đồng, cơ cầu nguồn vốn dự án: 1.600 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, 2.347 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước tham gia dự án và vốn vay ngân hàng thương mại là 2.000 tỷ đồng.

    Tháng 5/2020, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn có văn bản gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị hỗ trợ vốn ngân sách Nhà nước cho dự án 2.160 tỷ đồng.

    Hồi đầu tháng 6 vừa qua, Chính phủ yêu cầu tỉnh Lạng Sơn làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn trung ương cho dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị, chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu, đảm bảo yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tránh lãng phí.

    Đại diện nhà đầu tư dự án cho biết, để đẩy nhanh quá trình triển khai xây dựng và đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

    “Vấn đề quyết định đến sự thành bại của dự án này giờ chỉ còn phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn ngân sách Trung ương để đảm bảo phương án tài chính dự án khả thi” - đại diện nhà đầu tư thông tin.

    Châu Như Quỳnh
    Ý kiến của bạn
    VDCA đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số VDCA đề xuất mức thuế 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số

    Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính. Trong đó, VDCA đề xuất mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.