Nguyên nhân khiến giá phân bón tăng mạnh
Giá phân bón tăng mạnh trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản rớt giá khiến người nông dân vô cùng lo lắng.
Theo giới chuyên gia, giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới đã tăng mạnh trở lại từ giữa năm 2020 sau thời gian suy thoái. Do đó, giá phân bón nhập khẩu tăng và nhiều loại nguyên liệu cũng như chi phí đầu vào phục vụ sản xuất phân bón trong nước tăng.
Cùng với đó là cước tàu và container tăng chóng mặt trong nửa cuối năm 2020, cộng với hàng rào kỹ thuật từ biện pháp tự vệ và tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạo ảnh hưởng đến việc nhập khẩu... cũng làm tình hình vận chuyển và giá cả phân bón tăng đột biến, nhất là đối với phân DAP.
Ngoài ra, phân bón từ nhà máy bán đến tay nông dân thường qua quá nhiều khâu trung gian cũng góp phần đẩy giá mặt hàng này lên. Bên cạnh đó, một điều bất hợp lý của thị trường phân bón là chỉ cần vào vụ sản xuất, nhu cầu tiêu thụ tăng là giá phân bón bị đẩy lên cao.
Ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam, chia sẻ với báo chí, thị trường phân bón thế giới trong 2 tháng gần đây đã tăng đột biến do khan hiếm nguồn cung.
Giá nhiều loại phân bón trong nước đã tăng nóng kể từ cuối tháng 12/2020 đến nay, khiến việc chuẩn bị của nông dân cho vụ hè thu bị ảnh hưởng. Không những vậy, phân DAP đang khan hiếm và có nguy cơ "cháy hàng" khi mùa vụ đến.
Theo ông Hải, hiện tại, tồn kho hàng DAP nhập khẩu gần như bằng không, trong khi vụ xuân hè đang đến gần, khiến cho giá DAP bán tại Việt Nam tăng chóng mặt. So với tháng 11/2020, DAP Trung Quốc (xanh) hiện đã tăng 5,1 triệu đồng/tấn lên mức 15,5 triệu đồng/tấn, DAP Trung Quốc (nâu) đã hết hàng, DAP Korea tăng 2,7 triệu đồng/tấn lên 15,5 triệu đồng/tấn.
Chính vì vậy, để có đủ nguồn DAP phục vụ cho vụ xuân hè đang tới gần, Vinacam vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, xem xét áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu bổ sung cho nhu cầu ở Việt Nam, để các giao dịch nhập khẩu có thể trở lại bình thường từ đầu tháng 3.
Hoài ThươngCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.