Nguyên nhân khiến Lầu Năm Góc bất ngờ dừng quá trình chuyển giao chính quyền

Thế giới 24H
11:17 AM 19/12/2020

Các quan chức Lầu Năm Góc được lệnh ngừng hợp tác với nhóm chuyển tiếp của Tổng thống đắc cử Joe Biden vì khối lượng công việc “quá tải”.

Ngày 17/12 (theo giờ địa phương), Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chris Miller đã ra lệnh cho các quan chức hủy các cuộc họp chuyển tiếp đã lên lịch.

Theo tờ Axios, quyết định của ông Chris Miller khiến các nhân viên trong Bộ Quốc phòng hết sức bất ngờ.

Ngày 18/12, thông tin với báo chí, Bộ Quốc phòng Mỹ lý giải rằng cơ quan này đang bị quá tải bởi khối lượng các cuộc họp chuyển tiếp và sẽ lên lịch lại sau khi kỳ nghỉ lễ năm mới.

Nguyên nhân khiến Lầu Năm Góc bất ngờ dừng quá trình chuyển giao chính quyền - Ảnh 1.

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chris Miller. Ảnh: AP

Sau khi hai bên thống nhất tạm dừng, bắt đầu vào ngày mai, chúng tôi sẽ tiếp tục quá trình chuyển tiếp và lên lịch lại các cuộc họp từ hôm nay. Không có chuyện Bộ Quốc phòng hủy các cuộc họp chuyển tiếp”, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết.

Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng phủ nhận động thái này là "sự trì hoãn" của chính quyền Trump, đồng thời cho biết các nhân viên "bị choáng ngợp bởi số lượng các cuộc họp”.

Các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cần phải làm những công việc hàng ngày của họ và đang bị quá tải bởi các hoạt động chuyển tiếp… Chúng tôi sẽ tạm dừng hoạt động chuyển tiếp trong hai tuần”, Axios dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.

Nhiều vị trí trong Bộ Quốc phòng Mỹ đã bị thay thế không lâu sau cuộc bầu cử. Một số quan chức cấp cao mới vẫn còn lạ lẫm với hoạt động của Lầu Năm Góc, bao gồm Quyền Bộ trưởng Miller và quan chức phụ trách dẫn dắt chuyển giao.

Kash Patel, tân Chánh văn phòng của ông Miller, là một cựu nhân viên làm việc ở Quốc hội và thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia. Ông Patel được xem là một đồng minh của ông Trump, và đến nay mới chỉ phụ trách công tác chuyển giao ở Bộ Quốc phòng được hai tuần.

Đề cập các quan chức mới, một cựu quan chức Lầu Năm Góc nói với Business Insider rằng những nhân vật này "không có được kinh nghiệm như những người tiền nhiệm" để hỗ trợ quá trình chuyển giao. 

Trước đó, trong bài phát biểu tối 14/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đến “tính toàn vẹn của cuộc bầu cử” vẫn được duy trì và “đây là thời điểm để đoàn kết và hàn gắn”.

Ông Biden đã tái khẳng định lại lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình: “Trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ”, cho dù họ có bầu cho ông hay không, và cho biết nước Mỹ đang rất nỗ lực để chống COVID-19 và khôi phục nền kinh tế.

Dương Dương
Ý kiến của bạn
Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ Việt Nam có môi trường kinh doanh cải thiện nhanh nhất trong 2 thập kỷ

Theo báo cáo từ Economist Intelligence Unit (EIU), môi trường kinh doanh của Việt Nam đã chứng kiến sự cải thiện mạnh nhất trong giai đoạn 2003-2023, với điểm đánh giá đạt 1,3 điểm, cao nhất trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ được nghiên cứu.