Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng: Người hết lòng vì việc nước, việc dân
Dù ở cương vị công tác nào, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng luôn là tấm gương gương mẫu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao được các cán bộ và người dân kính trọng và vô cùng yêu mến.
Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng, sinh năm 1942, từng trải qua rất nhiều cương vị công tác quan trọng, như: Ủy viên Bộ Chính trị khóa X; Bí thư Trung ương Đảng Khóa IX, X; Phó Thủ tướng Chính phủ; Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Ủy viên Trung ương Đảng Khóa VI (dự khuyết), VII, VIII, IX, X; đại biểu Quốc hội Khóa VIII, XI.
Tại Đại hội Đảng lần X (2006), ông được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tháng 6/2006, ông được Quốc hội phê chuẩn làm Phó Thủ tướng. Dù ở cương vị cao, nhưng nguyên Phó Thủ tướng được biết đến là người cán bộ mẫu mực, đạo đức trong sáng, gần gũi, giản dị, liêm khiết. Luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của cấp dưới. Trong chỉ đạo, điều hành Chính phủ, trước những vấn đề lớn của đất nước, ông đều tham khảo ý kiến đóng góp, luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Năm 2011, ông về nghỉ hưu tại quê nhà. Sau khi nghỉ hưu, ông bắt tay vào công việc ruộng vườn và trở thành một nhà nông thực thụ. Bất kỳ ai khi đã tiếp xúc với nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại khu vườn khoảng 5.000m2 đất tại quê nhà ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đều ngạc nhiên trước cách làm vườn bài bản của ông với một vườn cây xanh tốt, trong đó chủ yếu là bưởi da xanh.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, ngày 19/2/2021, trái tim của nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã ngừng đập. Ông ra đi để lại niềm thương tiếc vô hạn cho đồng bào cả nước, đặc biệt là những người mến mộ đức độ và tài năng của ông, một vị lãnh đạo có lối sống giản dị, chân quê. 79 năm cuộc đời, nguyên Phó Thủ tướng đã cống hiến hết mình vì việc nước, việc dân.
Thương HuyềnKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.