Nguyễn Văn Hưng: Hướng nghiệp nghề gốm sứ Bát Tràng
Gần đây, chúng tôi có dịp về thăm Bát Tràng, mảnh đất của gốm sứ, làng nghề cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam, luôn có sự thay đổi đang diễn ra từng ngày, từng giờ để thích hợp với đúng môi trường hoàn cảnh, nâng cao uy tín của nền văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Giữa bạt ngàn những biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm, chúng tôi tìm được cái tên: "Cơ sở Gốm sứ Thành Đạt" của nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng ở số 141, thôn 5, Bát Tràng, Gia Lâm, (Hà Nội), một cơ sở sản xuất có lao động là những người khuyết tật (NKT).
- 'Vua gốm sứ' Minh Long kể trải nghiệm phập phồng cùng “3 tại chỗ”: 200/750 nhân viên dương tính, lo lắng nhưng vẫn phải ‘sống chung với lũ’ cùng vaccine
- Chuyện khởi nghiệp của vua gốm sứ Minh Long: Từng có lúc phải bỏ gốm để xoay đủ nghề mưu sinh, từ làm kem đánh răng, nấu rượu tới trồng đu đủ
- Nghề gốm sứ Việt Nam trước cơ hội EVFTA: Liên kết ngành để tìm kiếm mở rộng thị trường
Là thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật Việt Nam, sau 1 năm tham gia Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Gốm sứ của huyện Gia Lâm để học hỏi kinh nghiệm (1990), với niềm đam mê cháy bỏng ông đã quyết định ra mở một xưởng gốm sứ riêng cho mình.
Nhờ có sự chủ động, đẩy mạnh công tác đối ngoại, bảo hộ công dân, đặc biệt nhất là sự kiên trì, kiên định đường lối độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; nâng cao khả năng thích ứng năng động và linh hoạt xử lý hài hòa lợi ích quốc gia với quan tâm chung, tùy theo đối tượng, vấn đề, thời điểm, phù hợp với pháp luật Quốc tế và nguyên tắc ứng xử tại khu vực, trên tinh thần lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng nên các sản phẩm gốm sứ của nghệ nhân Hưng được đối tác đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã.
Đến với xưởng sản xuất gốm sứ Thành Đạt, không khí làm việc khẩn trương để kịp xuất lô hàng mới không những là việc cần thiết của những người thợ, mà sự chăm chỉ, cần cù chịu khó của những NKT làm ra sản phẩm nơi đây chính là những ấn tượng tốt đẹp giúp cho mọi người có thêm ý chí, nghị lực và quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.
Nghệ nhân Hưng cho biết: "Vào những ngày chuẩn bị giao hàng hoặc có đơn đặt với số lượng lớn, mọi người phải làm việc rất tích cực, có khi còn phải làm thêm giờ". Đó là tín hiệu mừng vì những NKT đã có công việc thường xuyên, ổn định, mừng hơn nữa là cơ sở đã có chỗ đứng trong làng nghề, tạo niềm tin đối với bạn hàng gần xa khi cơ sở đã nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đối ngoại, gắn chặt việc tích cực chủ động hội nhập Quốc tế với tăng cường năng lực thể chế đồng bộ, hiện đại.
Theo nghệ nhân, kể từ khi gặp một cậu thanh niên khèo chân tay đi bán hàng ở khu chợ trung tâm của làng nghề, thấy tội nghiệp, ông liền nhận vào làm cùng. Cứ như vậy, sự quan tâm, lòng nhiệt thành của ông đã mang đến cho những NKT có được công việc ổn định và cuộc sống yên vui hơn.
Nghệ nhân đã mạo hiểm phát triển nguồn nhân lực qua việc giáo dục và đào tạo lại nghề theo hướng mở, linh hoạt dành cho những NKT cùng với việc cải thiện chất lượng hội nhập Quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm với sự quyết tâm, lòng nhiệt huyết và niềm đam mê từ năm 2005.
Đây chính là niềm vui nghệ nhân Hưng đã giúp cho những công nhân khuyết tật thoát khỏi tâm trạng tự ti, mặc cảm, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hòa mình trong cuộc sống. Niềm vui đó được gửi gắm vào những bình gốm tinh sảo, những bức tranh sơn mài xinh xắn, đẹp mắt.
Đến nay, làng nghề Bát Tràng đã diễn ra những hoạt động thương mại hết sức sôi động, mạnh mẽ để khôi phục sản xuất, chuyển mình hồi sinh sau một thời gian dài tạm dừng hoạt động vì đại dịch Covid-19, báo hiệu một tương lai tươi sáng hơn của một làng nghề nghìn năm tuổi. Quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch, phục vụ nhu cầu tham quan của công chúng trong và ngoài nước. Có vậy, cơ sở gốm sứ Thành Đạt của nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng mới có được sản lượng, khách hàng và các đầu mối giao thương hữu ích, thích hợp với đúng môi trường hoàn cảnh, chuyển biến tích cực, đảm bảo cho cuộc sống của NKT nơi đây được an toàn và bền vững.
Ông cho biết: Để có được thành công như ngày hôm nay tôi đã trải qua nhiều sóng gió, khó khăn nhưng "qua cơn sóng cả lại vững tay chèo": "Thức khuya, dậy sớm để đốt lò phụ cho công nhân khuyết tật, cả mồ hôi và nước mắt có khi là máu thậm chí là về kinh tế. Có rất nhiều mẻ hàng bị hỏng có lúc lên đến gần trăm triệu đồng. Có nhiều người đã không thành công khi đi theo mặt hàng của tôi, không ra được hình hài, không ra được men màu. Với tôi, lòng say mê nghề và niềm đam mê tột độ đã xua tan những khó khăn, mệt nhọc hàng ngày. Tôi thấy hai câu thơ: "Mồ hôi vào mắt rất cay/Vất vả tháng ngày mới có thành công" quả thật là chí lý".
Với niềm đam mê, nhiệt huyết và tài năng bẩm sinh, ông đã cho ra những sản phẩm tinh xảo làm say đắm lòng người. Với những thành công và đóng góp cho sự phát triển của nghề gốm sứ Bát Tràng ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân làng nghề Việt Nam.
Năm 2019, trong Festival nghề truyền thống được tổ chức ở thành phố Huế, nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng đã vinh dự đạt được giải Nhất với tuyệt phẩm Đôi Bảo Bình Sơn Thủy hữu tình. Sau bao nhiêu khó khăn, vất vả, bằng niềm đam mê và tài năng thực sự ông đã chinh phục được đỉnh vinh quang của nghề gốm sứ Bát Tràng.
Sản phẩm gốm sứ Thành Đạt phong phú, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, gồm: Bộ đồ thờ cúng vẽ tay cao cấp; Lọ lộc bình với rất nhiều kiểu dáng, kích cỡ; Bình hút lộc làm tăng vượng khí, các loại bảo bình, lọ hoa… đáp ứng nhu cầu dân dụng, thờ cúng, tâm linh… phục vụ mọi đối tượng khách hàng từ cao cấp đến bình dân.
Nay, cơ sở đang nhận cung cấp hàng cho xí nghiệp thủ công mỹ nghệ Mêko (Hồng Kông) có trụ sở đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn. Cùng với việc xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, gốm sứ Thành Đạt đã trực tiếp tìm kiếm và ký kết được những hợp đồng lâu dài với những bạn hàng mới.
Vừa qua, cơ sở đã được tổ chức DEL thăm quan, tìm hiểu và nhận xây dựng nhà xưởng, nơi ăn chốn ở cho những công nhân khuyết tật theo đúng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 của huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Chỉ còn ít ngày nữa, những NKT của cơ sở gốm sứ Thành Đạt sẽ được sum vầy cùng gia đình, đón một mùa xuân mới với niềm vui khôn xiết. Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng là một quý nhân đã đem lại sự tự tin, lòng hãnh diện cho những NKT bởi trong những sản phẩm gốm sứ Thành Đạt có mồ hôi, công sức của công nhân khuyết tật yêu lao động, yêu cuộc sống.
Hoàng VânKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.