Nguyễn Văn Ứng - 'Báu vật nhân văn sống'
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có một trong bốn nghề đỉnh cao của kinh thành Thăng Long lưu tryền trong câu vè: "Lĩnh hoa Yên Thái, Đồ gốm Bát Tràng, Thợ vàng Định Công, Thợ đồng Ngũ Xã", ngay từ khi còn nhỏ, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã được cha ông bồi đắp niềm đam mê nghề đúc đồng truyền thống.
Để làng Ngũ Xã (Hà Nội) luôn giữ được nghề đúc đồng truyền thống, có lịch sử nổi tiếng lâu đời tồn tại và phát triển cùng với lịch sử đất nước, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng là người duy nhất còn gắn bó, lưu giữ nghề tinh hoa này qua việc sản xuất và chế tác các loại đồ đồng tinh xảo, giàu tính nghệ thuật.
Là một cựu binh với tâm niệm cố gắng phát triển văn hóa, xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nghề không bị mai một, nghệ nhân Ứng không bao giờ nản lòng, bỏ cuộc, ông vẫn luôn miệt mài, dành tâm huyết gìn giữ và phát triển truyền thống đúc đồng làng nghề Ngũ Xã, bởi đây chính là di sản văn hóa của các dân tộc Việt Nam.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng chính là "linh hồn" của làng nghề đúc đồng, được Ủy ban Khoa học - Giáo dục - Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tặng danh hiệu "Báu vật nhân văn sống" vì sản phẩm của ông cùng với các sản phẩm làng nghề khác chính là sự thể hiện tinh tế bản sắc văn hóa, tâm hồn cốt cách của người Việt Nam, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần hội nhập quốc tế, đưa văn hóa lịch sử Việt Nam ra với thế giới...
Nghề đúc đồng làng Ngũ xã (Hà Nội) chính là làng nghề sản sinh và lưu trữ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, mang văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ những tinh hoa văn hóa Việt Nam được bồi đắp theo bề dày lịch sử qua các sản phẩm: Hạc, Lư, hương đỉnh, cây nến, chậu thau… nay sản phẩm đã ít dần đi do làng đã chuyển thành phố, các hộ gia đình và nhóm thợ sản xuất đúc đồng không còn nơi sản xuất hoặc chuyển sang làm nghề khác.
Với tâm huyết giữ nghề và phát triển nghề đúc đồng truyền thống, nghệ nhân Ứng luôn khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự hào dân tộc, tính cộng đồng và khát vọng vươn lên khi truyền lại nghề cho 2 người con, trong đó, anh Nguyễn Thanh Tuấn đã tinh thông nghề khi từ năm 19 tuổi.
Năm 2000, anh Tuấn đã chuyển xưởng "Đúc đồng Ngũ xã" của mình từ làng ra 35 Phố Nam Tràng, phường Trúc Bạch, Ba đình (Hà Nội) để sản xuất cho hợp với tình hình thực tế. Năm 2022, anh Nguyễn Thanh Tuấn đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển mạnh, gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học, công nghệ, sản phẩm đúc đồng truyền thống được nhiều người quan tâm hơn. Thợ đúc đồng ngày nay đã tạo ra những sản phẩm cầu kỳ, phức tạp hơn như: Nhận đúc tượng đồng hình tượng các vị vua, các khối tượng đài kỷ niệm đồ sộ, các loại chuông to với nhiều đường nét chạm trổ rồng bay, rồng quấn, đường nét tinh xảo…
Nghệ nhân Ứng cho biết: Từ năm 2000 đến nay, cơ sở đúc đồng của ông đã nhận đúc và làm được nhiều loại sản phẩm đồng lớn như: Khối tượng đài kỷ niệm "Đồng đội" đồ sộ và hoành tráng, đặt tại nghĩa trang Trường Sơn; đúc hàng chục mẫu tượng đồng vua Lý và tượng đồng thầy Chu Văn An, đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xưởng "Đúc đồng Ngũ xã" đã đúc được hàng trăm quả chuông lớn đặt tại các chùa, đình; đúc được 100 tượng đồng Bác Hồ cỡ lớn cho quân đội.
Với ông Ứng, người thợ đúc đồng chính là người thợ đa năng, thông thạo nhiều bộ môn, từ tạo hình, đắp khuôn, cho đến nung lò, gọt giũa… tất cả đều cần bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của người thợ tâm huyết làm nghề mới ra được sản phẩm ưng ý. Nhất là trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, người thợ càng phải có tâm huyết, yêu nghề đúc đồng truyền thống của cha ông mới dám theo nghề. Nghề đúc đồng đòi hỏi người chủ cơ sở phải có kinh nghiệm, giữ được bí quyết gia truyền, phải có vốn lớn để đầu tư thì mới giữ gìn, bảo tồn, phát huy nghề đúc đồng tồn tại để lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam.
Nhờ có sự phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người tử tế, giàu lòng nhân ái, khoan dung, chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, đức tính cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo nên nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã quan tâm và đầu tư đúng mức để phát triển nền văn hóa Việt Nam, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội qua việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghề đúc đồng làng Ngũ Xã (Hà Nội).
Các sản phẩm của nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng tạo ra chính là động lực để nâng cao vai trò văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam, nhất là trong thế hệ trẻ luôn có sự nhìn nhận chuẩn xác để định hướng tương lai cho mình.
Chính niềm đam mê nghề đúc đồng truyền thống này, nghệ nhân Ứng đã phát triển nghề, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, người di cư... hòa nhập được với cộng đồng.
Với sự thông minh, tính cần cù sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng đã làm ra nhiều sản phẩm đồng đúc đẹp, hoàn hảo, mang lại niềm tự hào cho đất lịch sử Thăng Long - Hà Nội…
Hoàng VânCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.