Nhà đầu tư châu Á chiếm ưu thế trên thị trường M&A Việt Nam

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 04/11/2021

Theo tổng hợp của Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động M&A (mua bán và sáp nhập doanh nghiệp) toàn cầu tăng trưởng kỷ lục nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Mỹ và một số quốc gia khu vực Tây Âu với tổng giá trị đạt khoảng 2.600 tỷ USD, so với giá trị trung bình 926 tỷ USD cùng kỳ trong giai đoạn 2015 – 2019. Công nghệ là lĩnh vực nổi bật với các thương vụ M&A lớn, đạt khoảng 1.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021.

photo-1635950294397

Giai đoạn 2019-2020, các ngành, lĩnh vực của Việt Nam thu hút lượng lớn vốn đầu tư thông qua M&A gồm: Bất động sản, tài chính- ngân hàng, công nghiệp và bán lẻ. Bên cạnh đó, có một số thương vụ đáng chú ý ở các mảng logistics, nông nghiệp, dược phẩm - y tế, xây dựng.

photo-1635950296161

Những thương vị M&A nổi bật, có giá trị giao dịch lớn như: Thương vụ KEB Hana Bank mua lại một phần vốn điều lệ của BIDV với giá trị 878 triệu USD; KKR&Temasek mua lại cổ phần của Vinhomes với giá trị 652 triệu USD... các thương vụ liên quan tới các tập đoàn lớn như: Masan, Thaco, Gelex, Vinamilk...

Đáng chú ý, tỷ trọng trong tổng giá trị M&A tại Việt Nam của các doanh nghiệp trong nước có xu hướng tăng nhanh với sự chủ động ngày càng cao của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Giá trị các thương vụ M&A do doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đã tăng mạnh, chiếm trên 30% tổng giá trị giao dịch M&A được thực hiện tại Việt Nam.

Bộ Công Thương cho rằng, các lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ, bất động sản, công nghiệp và nông nghiệp có thể vẫn sẽ là tâm điểm thu hút M&A trong năm 2021 và 2022. Cùng với đó, một số lĩnh vực cũng cần lưu ý như viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục.

Về chủ thể, các nhà đầu tư châu Á, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Singapore, sẽ tiếp tục chiếm ưu thế và các tập đoàn lớn trong nước sẽ là động lực đóng góp vào sự hồi phục của hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm 2021 và những năm tiếp theo.

Nắm bắt cơ hội của các doanh nghiệp Việt Nam

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex.

Năm 2015, sau khi M&A công ty Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex, nhóm các nhà đầu tư Nhật đã chuyển hướng "cực gắt" từ lĩnh vực kinh doanh taxi truyền thống sang lĩnh vực M&A hoàn toàn mới tại Việt Nam. Năm 2016, để nhấn mạnh cho cột mốc này công ty Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex đổi tên hoàn toàn thành PGT Holdings, song song đó thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước. Công ty Vina Terace Hotels kinh doanh lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Tiếp theo sau thành công đó là các thương vụ M&A tại thị trường Myanmar và Nhật Bản.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

PGT Holdings nhận định rằng nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng". Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực M&A, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Với nhiều kế hoạch M&A tiềm năng, PGT với lãnh đạo là CEO người Nhật Bản nhiều năm kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam. Được biết, PGT đang ấp ủ nhiều kế hoạch M&A đầy triển vọng và sẽ bật mí trong tương lai gần.

Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.