Nhà đầu tư chờ đợi gì từ Thị trường blockchain ở giai đoạn hiện nay
Cuộc khủng hoảng của tiền điện tử trong năm 2022 bắt đầu từ cú sụp đổ của hệ sinh thái Terra Luna và FTX, đã khiến mọi người đặt ra băn khoăn về tương lai của blockchain khi công nghệ này ở thời điểm hiện tại vẫn được biết đến là gắn liền với thị trường tiền mã hóa.
Tuy nhiên với nhiều chuyên gia kinh tế là cho rằng, năm 2023 sẽ được xem là năm bản lề khi thị trường blockchain bước vào thanh lọc, tìm kiếm dự án mới cũng như các quốc gia từng bước xây dựng khung khổ pháp lý cho thị trường.
Thị trường blockchain từng đối diện với khủng hoảng. Trước đó, giai đoạn 2018-2019, thị trường tiền điện tử cũng đã đối diện với quãng thời gian chao đảo. Và ở thời điểm hiện tại, dù thị trường tiền điện tử đang có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên trong tương lai cũng không ai dám chắc sẽ có thêm những cú sập tương tự.
Thế nhưng, blockchain vẫn là một công nghệ quan trọng. Chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, khi chuyển tiền xuyên quốc gia, hiện phải thông qua Hiệp hội truyền thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Nhưng SWIFT chỉ tập trung xử lý các lệnh thanh toán, còn tiền thực tế được chuyển qua hệ thống trung gian, làm tăng chi phí bổ sung và tăng thời gian làm việc từ 2-4 ngày. Nếu ứng dụng blockchain, các giao dịch chuyển tiền có thể được thực hiện trực tiếp và theo dõi một cách công khai, minh bạch mà không phải dựa vào SWIFT.
Hay trong truy xuất nguồn gốc, blockchain đang được ứng dụng rộng rãi để mã hóa thông tin về sản phẩm. Người dùng dễ dàng sử dụng số seri được mã hóa để tra cứu các thông tin về sản phẩm.
3 xu hướng dẫn dắt thị trường blockchain
Ông Trần Huyền Dinh, Trưởng Ban Ứng dụng Fintech Hiệp hội Blockchain Việt Nam, CEO AlphaTrue nhận định có 3 xu hướng sẽ tiếp tục thúc đẩy công nghệ blockchain trong năm 2023.
Đầu tiên là AI (trí tuệ nhân tạo) với sự ra đời của ChatGPT, sẽ tạo ra nhiều bất ngờ khi AI và blockchain có thể gioa thoa và bén rễ sâu với nhau. AI sử dụng công nghệ máy học để thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả và độ chính xác của dữ liệu. Trong khi đó, blockchain tìm kiếm sức mạnh và năng lượng để vận hành một mạng máy tính.
Xu hướng thứ hai là Defi 2.0 (tài chính phi tập trung, hay phiên bản điện tử của ngành tài chính), là sự phát triển mới của Defi với nhiều cải tiến hơn cũng nhiều ứng dụng hơn ví dụ như sàn giao dịch phái sinh 100% trên Defi, tốc độ xử lý được cải thiện hơn và an toàn hơn so với Defi 1.0.
Cuối cùng, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng staking (cho phép lưu trữ lượng tiền số nhất định của một dự án blockchain để nhận thưởng), nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tiếp cận được với những sản phẩm "staking" khá an toàn có lãi suất tốt hơn ngân hàng rất nhiều và có khả năng tăng giá mạnh trong tương lai. Chính điều này sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền của nhà đầu tư mới vào thị trường.
Cần một khung pháp lý
Việt Nam từng được mệnh danh là thủ phủ của game blockchain với sự ra đời của rất nhiều dự án, một số dự án đã được định giá hàng tỷ USD. Nhưng hiện tại, vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho ngành công nghiệp này. Các chuyên gia cho rằng, nếu không xây dựng kịp thời khung pháp lý rõ ràng liên quan đến thị trường tài sản số cho chu kỳ phát triển tiếp theo, rất có thể, Việt Nam sẽ bị loại ra khỏi sự phát triển tất yếu của thời đại này.
Việc thiếu khung pháp lý đã dẫn đến thiếu cơ chế bảo vệ nhà đầu tư nếu họ bị lừa đảo, gây khó khăn trong việc truy tìm các hoạt động tội phạm và lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa như rửa tiền, tạo ra môi trường kinh doanh đầy biến động và cơ quan thuế không có khả năng thu thuế từ các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa.
"Khi có kế hoạch thiết lập một nền tảng tài chính số quốc gia hiện đại, bền vững và tích hợp, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính đến năm 2030, Việt Nam cần thực hiện các hành động cần thiết để trở thành một trung tâm tiền mã hóa với khung pháp lý tiền mã hóa thuận lợi và là nơi đặt trụ sở của các công ty tiền mã hóa hàng đầu thế giới", chuyên gia khuyến nghị.
Thêm vào đó, thời gian qua, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào các lĩnh vực chưa có hành lang pháp lý rõ ràng như blockchain hoặc các sàn giao dịch điện tử. Khẩu vị của nhiều nhà đầu tư Việt Nam là bỏ qua yếu tố pháp lý, mà chỉ chú trọng tới lợi nhuận.
"Chúng ta cần có cách thức để đảm bảo các nhà đầu tư Việt Nam tham gia thị trường này và các đơn vị cung cấp tài sản số sẵn sàng hiện diện ở Việt Nam. Rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng vào Việt Nam, nhưng gặp rào cản pháp lý, không được cấp phép khiến họ hoang mang. Hệ thống pháp luật nên có sự thay đổi để kéo các đơn vị đầu tư xuyên biên giới hiện diện tại Việt Nam để áp dụng các chế tài bảo vệ người tham gia và khởi kiện khi cần thiết"
Blockchain là một ngành công nghệ còn rất mới, nhiều tiềm năng và đang phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng không ít thách thức với mức độ rủi ro rất cao khi hành lang pháp lý chưa thông. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư, cần trang bị kiến thức tự bảo vệ tài sản cá nhân, tìm hiểu rõ cấu trúc chu kỳ của thị trường, về các mô hình kinh doanh mới trước khi có sự bảo vệ của Nhà nước.
Một ví dụ cụ thể về doanh nghiệp Việt với những tầm nhìn dài hạn. CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.
Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/2/2023, VN-Index tăng 3,43 điểm (0,34%) lên 1.024,68 điểm, HNX-Index giảm 0,88 điểm (0,43%) về 202,38 điểm, UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,79%) đạt 76,44 điểm.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 28/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.