Nhà đầu tư chứng khoán chốt lời mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục “nóng”

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 17/11/2021

Bản tin dịch COVID-19 tối ngày 15/11 của Bộ Y tế cho biết cả nước có thêm 8.616 ca nhiễm mới. Trong khi đó, thị trường chứng khoán tăng trưởng “nóng’’ và đem lại sự sôi nổi tích cực cho các nhà đầu tư chứng khoán trong và ngoài nước. Chứng tỏ đây là thị trường tiềm năng bất chấp đại dịch.

photo-1637072258840

Tại Việt Nam, tính từ 16h ngày 14/11 đến 16h ngày 15/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.616 ca nhiễm mới, trong đó 13 ca nhập cảnh và 8.603 ca ghi nhận trong nước (tăng 440 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.950 ca trong cộng đồng).

Trong khi đó tại thị trường chứng khoán, phiên giao dịch 16/11 diễn ra với áp lực bán tăng mạnh ngay từ những phút mở cửa. Nhóm cổ phiếu "nóng" bất động sản, xây dựng sau chuỗi phiên tăng sốc gần đây đang bị chốt lời mạnh với hàng loạt mã giảm sâu, thậm chí đã xuất hiện một vài mã giảm sàn. Mã cổ phiếu PGT (sàn HNX) của công ty PGT Holdings cũng tăng nóng không kém với giá 13.400 VND chốt phiên cuối ngày 16/11/2021 và thanh khoản tăng cao với tổng KL khớp là 220600 – gấp hơn 4 lần các phiên trước đó.

photo-1637072261169

Xu hướng giá cổ phiếu PGT đang thay đổi từ mức giá cao nhất vào ngày 15/09 (16.000VNĐ) và mức giá thấp nhất là 9.500 VNĐ vào ngày 27/09. Hiện tại giá của PGT đã đạt trở lại mức 83% so với giá cao nhất. Cũng đã có một số tín hiệu kỹ thuật thể hiện xu hướng tăng giá cổ phiếu trong những ngày này.

Đầu tiên là mô hình tam giác đối xứng, đường xu hướng giảm phía trên đã thoát ra khỏi giá của cổ phiếu PGT vào thứ Hai tuần này. Thứ 2 là MACD đã bị cắt ngang và biểu đồ của nó có thay đổi tích cực.

Đà giảm không chỉ tập trung ở nhóm bất động sản, xây dựng mà còn lan ra các cổ phiếu chứng khoán, đây là nhóm cũng tăng khá mạnh thời gian gần đây. Tương tự, các cổ phiếu ngân hàng hay Bluechips cũng đồng thuận giảm khiến thị trường mất đi trụ đỡ và dễ dàng giảm điểm.

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngành M&A (Mua bán & Sáp nhập) như PGT đang thu hút dòng tiền khá tốt với giá lội ngược dòng tăng, khối lượng tích cực, đáp lại sự kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư đã trông đợi trong thời gian qua.

photo-1637072262791

Một số chỉ tiêu tài chính của PGT qua các quý trở lại đây. Đvt: Tỷ đồng

Tại thời điểm 9h25’, chỉ số VN-Index giảm 6,22 điểm (0,42%) xuống 1.470,35 điểm; HNX-Index giảm 0,89% xuống 440,39 điểm và UPCom-Index giảm 0,75% xuống 110,91 điểm. Thanh khoản thị trường đạt gần 5.000 tỷ đồng.

Một thông tin tích cực được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm là ông Shimabukuro Yoshihiko, Thành viên HĐQT của PGT Holdings đã đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Yoshihiko sở hữu 825.600 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 9/11 đến 3/12/2021và sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 10%.

Về hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần quý 3 của PGT đạt 229 triệu đồng (giảm 92% so với cùng kỳ) và lãi ròng hơn 72 triệu đồng (cùng kỳ thua lỗ gần 923 triệu đồng): Đây là 1 dấu hiệu khởi sắc rất đáng mừng. Theo giải trình của PGT, nguyên nhân là nhờ Công ty mẹ đã khắc phục được việc kinh doanh cũng như các công ty con đang từng bước hoạt động tốt hơn sau đại dịch.

Thông tin doanh nghiệp:

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật Bản đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A. Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar - Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới đang gánh chịu những tác động lớn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài từ năm 2019, tuy nhiên, Công ty đã lên kế hoạch kinh doanh nhằm cải thiện lợi nhuận và mở rộng hoạt động kinh doanh. Trước tiên, PGT cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực M&A. Với BMF, PGT đang lên kế hoạch trong tương lai sẽ thực hiện cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh, để có thể mở rộng phạm vi cho vay trên toàn thành phố Yangon khi Myanmar bình thường hóa trở lại. Việc này có thể mở rộng đáng kể mục tiêu và giúp việc liên kết các dịch vụ với doanh nghiệp phi tài chính trở nên dễ dàng.

Đối với hoạt động trong nước, Công ty con Vĩnh Đại Phát hiện đang thu mua hoạt động kinh doanh di động và công nghệ và sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực này. Mặt khác, Vĩnh Đại Phát sẽ hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

Tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để sẵn sàng hiện đại hóa và hợp tác phát triển với các ông lớn trên thế giới, Việt Nam đang cho thấy sự hấp dẫn không giới hạn của quốc gia về đầu tư và mở rộng kinh doanh, qua đó việc đầu tư vào công ty M&A như PGT Holdings là rất cần thiết và có tiềm năng lớn trong tương lai.

PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam là quốc gia có GDP cao nhất khu vực ASEAN-6 Việt Nam là quốc gia có GDP cao nhất khu vực ASEAN-6

Quý III/2024, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng kinh tế (GDP) cao nhất khu vực ASEAN-6 (bao gồm Việt Nam, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines và Thái Lan) với mức tăng 7,4%.