Nhà đầu tư có nên “Chi mạnh tay” theo khối ngoại

Đầu tư và Tiếp thị
07:20 AM 02/03/2023

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/3/2023, VN-Index tăng 15,87 điểm (1,55%) lên 1.040,55 điểm, HNX-Index tăng 4,45 điểm (2,2%) đạt 206,83 điểm, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,25%) lên 76,64 điểm.

Thanh khoản hôm nay có sự cải thiện so với phiên trước (ngày 28/2). Cụ thể, khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 523 triệu đơn vị, với giá trị hơn 8,2 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 59,5 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 925 tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng tổng cộng 302 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 13,6 tỷ đồng.

photo-1677676677855

Giai đoạn hiện nay, khối ngoại bán ròng liệu nhà đầu tư có nên lo lắng?

Nhà đầu tư nước ngoài trong các tháng cuối năm 2022 đã giải ngân mạnh mẽ hàng tỷ USD vào chứng khoán Việt Nam, trở thành một trong những lực đỡ quan trọng góp phần phục hồi thị trường chung. Sau khi giải ngân gần 30000 tỷ đồng năm ngoái, khối ngoại vẫn tiếp tục duy trì xu hướng mua ròng trong gần 2 tháng đầu năm 2023, trước khi có xu hướng đảo chiều (bán mạnh) trong cuối tháng 2/2023 gần đây.

Các chuyên gia phân tích cho rằng: Nhiều người bị lo lắng quá về diễn biến của một vài phiên không mang tính đại diện, trong khi hoạt động mua ròng của khối ngoại đã rất ấn tượng. Từ tháng 11/2022, những dòng vốn từ Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… vào rất nhiều. Điều đó cho thấy, VN-Index vẫn đang giao dịch ở định giá hấp dẫn P/E 11 lần. Đó là những lí do thu hút dòng tiền ngoại trong khi nhà đầu tư trong nước thời gian qua.

Thêm vào đó, đập tan những lo âu của nhà đầu tư lo lắng bán ròng của khối ngoại, các nhà phân tích cho rằng: "Thực tế, thị trường Việt Nam vẫn mang tính cục bộ với hơn 90% giao dịch đến từ nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại chỉ chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại có những tác động quan trọng lên xu hướng, do đó rất được giới đầu tư quan sát."

Nhà đầu tư khá quan tâm đến các xu hướng lớn trên thị trường, bao gồm xu hướng của khối ngoại, nhưng việc áp dụng vào thực tế còn liên quan đến từng cổ phiếu cụ thể và các diễn biến thị trường.

"Nhà đầu tư mới thường giao dịch theo khối ngoại và sau một khoảng thời gian không hiệu quả sẽ quay sang chiến lược khác", việc mua bán theo động thái của khối ngoại phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, quan điểm của mỗi nhà đầu tư.

Thay vào đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên quan tâm nhiều hơn đến quan điểm của các quỹ nước ngoài để có cái nhìn mang tính chất dài hạn và chỉ tham khảo đối với một số quỹ có dòng tiền tương đối ngắn hạn.

Đặc biệt các chuyên gia kinh tế tin rằng động thái của Cục dữ trữ liên quan Mỹ (Fed) còn quan trọng hơn rất nhiều so với động thái của nhà đầu tư nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước sẽ có những phản ứng khi Fed tăng hay giảm lãi suất để kiểm soát tỷ giá và lạm phát. Chẳng hạn, nếu Fed tăng lãi suất thì NHNN cũng sẽ tăng lãi suất hoặc bán dự trữ ngoại hối, từ đó sẽ tác động đến lợi suất trái phiếu và giá cổ phiếu.

Bên cạnh đó 1 số chuyên gia cũng nhấn mạnh, Điều quan trọng hơn việc nâng hạng thị trường mới nổi lúc này là xếp hạng tín nhiệm quốc gia. S&P đánh giá việt nam là BB+ ở dưới mức chuẩn Đầu tư 1 bậc. Nếu Việt Nam được nâng bậc lên hạng Đầu tư tác động sẽ rất tích cực. Không chỉ quốc gia mà các công ty được xếp hạng cũng sẽ giảm được ngay chi phí vay từ 200 - 300 điểm cơ bản. Đấy sẽ là một động lực tăng trưởng rất lớn.

Sóng cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đang nhen nhóm trở lại

Các chuyên gia cho rằng, trong phiên giao dịch trong tuần này (27/2 - 3/3) điểm tích cực là biên độ dao động hẹp, độ rộng thị trường có sự phân hóa và dòng tiền đầu cơ vẫn hoạt động tích cực ở nhóm cổ phiếu nhỏ.

Lý giải hiện tượng sóng ở cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ các chuyên gia đánh giá có hai nguyên nhân, đó là trong giai đoạn thị trường VN-Index đi ngang, dòng tiền của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán luân chuyển xoay vòng từ nhóm cổ phiếu blue-chip sang các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có vốn hóa thấp, dễ bị tác động bởi dòng tiền đầu tư hơn. Để so sánh, nhóm vốn hóa vừa có tổng vốn hóa khoảng 750 nghìn tỷ, nhóm vốn hóa nhỏ khoảng 230 nghìn tỷ, trong khi đó VN30 (vốn hóa lớn) có vốn hóa tới tận 3,2 triệu tỷ (gấp 4,3 lần vốn hóa vốn hóa vừa, 14 lần vốn hóa nhỏ).

Do có giá trị vốn hóa không cao, dòng tiền chuyển dịch từ nhóm blue-chips có thể dễ dàng tác động đến giá trị giao dịch của các cổ phiếu nhóm vừa và nhỏ, từ đó tạo ra các làn sóng đầu tư vừa và nhỏ hàng năm.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang có lợi thế nhờ dòng tiền đầu cơ vẫn hoạt động mạnh ở các nhóm cổ phiếu như: đầu tư công, sản xuất điện, dầu khí, bất động sản vừa và nhỏ…. Dòng tiền nhìn chung sẽ phân hóa mạnh, nhà đầu tư nên tập trung vào cổ phiếu cụ thể thay vì chỉ số chung có thể bị chi phối bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Với góc nhìn là 1 nhà đầu tư ngoại ông Kakazu Shogo, CEO PGT Holdings (HNX: PGT) chia sẻ: "Nhà đầu tư cần chú ý quan sát diễn biến cung cầu trong vùng thăm dò để đánh giá thị trạng thái thị trường, nên tránh mua đuổi và có thể cân nhắc cơ cấu doanh mục theo hướng giảm rủi ro khi các chỉ số tăng đến gần vùng cản của thị trường.

Với sự dịch chuyển của dòng tiền như hiện nay, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ tiếp tục đà tăng, do vậy chỉ số chung của thị trường có thể không tăng mạnh nhưng độ rộng và sự lan tỏa của dòng tiền sẽ tích cực."

Doanh nghiệp Việt Nam luôn nỗ lực nắm bắt cơ hội

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

photo-1677676682908

Trong lĩnh vực nguồn nhân lực

PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Lĩnh vực giáo dục

PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

photo-1677676686276

PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

photo-1677676689846

Khép lại phiên giao dịch ngày 1/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn