Nhà đầu tư có xu hướng ‘dắt túi’ cổ phiếu Penny, đón sóng phục hồi quý IV

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 07/10/2021

Đà tăng trưởng ổn định và phát triển trong ngành nghề đầy tiềm năng là những tiêu chuẩn cần có của các cổ phiếu Penny mà nhà đầu tư tìm kiếm trong giai đoạn này.

photo-1633492125936

Phiên giao dịch cuối cùng tháng 9 khép lại với sắc xanh hiện diện trên các chỉ số nhưng thanh khoản vẫn ở mức thấp, giá trị giao dịch khớp lệnh giảm so với phiên trước cho thấy tâm lý giới đầu tư vẫn khá thận trọng trước mùa công bố KQKD quý III.

Nhận định về thị trường, hầu hết chuyên gia cũng như các công ty chứng khoán đều cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang trong các phiên giao dịch đầu tháng 10. Dù vậy, đây vẫn là cơ hội tích lũy thêm cổ phiếu cho sóng hồi phục quý IV.

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, chứng khoán MBS cho rằng dòng tiền vẫn lựa chọn các cổ phiếu vừa và nhỏ, do vậy xu hướng tích lũy của thị trường có khả năng còn tiếp diễn. Mặt khác, diễn biến dòng tiền đang có xu hướng rút khỏi nhóm VN30 chứng minh nhận định của MBS và các chuyên gia là hoàn toàn có cơ sở.

Dễ nhận thấy, "vị ngọt" từ nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn đã dần phai nhạt từ giai đoạn đầu tháng 9. Trong khi đó, cổ phiếu Penny lại đang được nhà đầu tư săn đón mạnh mẽ. Không khó để kể ra những mã Penny tăng bằng lần trong thời gian gần đây.

Tuy vậy, Penny cũng có Penny này, Penny kia. Không phải cứ cổ phiếu nhỏ nào cũng được các nhà đầu tư quan tâm vì lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Đà tăng trưởng ổn định và tiềm năng ngành nghề là những tiêu chuẩn cần có của các cổ phiếu Penny mà nhà đầu tư tìm kiếm trong giai đoạn này.

Khi thị trường đang đổ dồn tìm kiếm các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi nhờ sự mở cửa của nền kinh tế, câu hỏi đặt ra ở đây vẫn là ngành nào sẽ phát triển tốt nhất trong giai đoạn này? Phần lớn câu trả lời sẽ hướng về vận tải hàng không, bán lẻ, M&A… Nhưng trong đầu tư, không có điều gì là chắc chắn.

Với vận tải hàng không, các chuyên gia dự đoán hoạt động bay nội địa sẽ gần như hồi phục trở lại mức trước Covid-19 vào cuối năm 2022, trong khi lượng khách du lịch quốc tế khó có thể hồi phục trước thời điểm giữa năm 2022. Do đó, nhiều nhà đầu tư khá lạc quan về triển vọng dài hạn của ngành. Tuy nhiên, đối với các nhà đầu tư muốn thu về lợi nhuận trong trung và ngắn hạn, nhóm ngành này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Với ngành bán lẻ, trước bình thường mới, các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến các chuỗi bán lẻ ở Việt Nam gần như phải đóng cửa khoảng 60-80% lượng cửa hàng hiện hữu. Do đó, các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng thêm doanh thu khi nền kinh tế mở cửa trở lại do nhu cầu bị dồn nén.

Thực tế, ở nhiều nước trên thế giới cũng từng chứng kiến sự bùng nổ khi nền kinh tế khi mở cửa trở lại được thúc đẩy bởi nhu cầu lớn bị dồn nén. Tuy nhiên, triển vọng phục hồi ở Việt Nam lại được đánh giá là khó bùng nổ vì thói quen tích lũy của người dân dẫn đến nhu cầu dồn nén chưa đủ lớn.

Đối với hoạt động M&A, lĩnh vực kinh doanh có số lượng doanh nghiệp tham gia ít hơn nhiều so với hai ngành kể trên, dường như lại nhận được rất nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Sau đại dịch, hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí là đứng trước nguy cơ phá sản. Tái cấu trúc và kêu gọi đầu tư sẽ là phương án tốt nhất để có thể phục hồi nhanh chóng, theo kịp đà tăng trưởng của nền kinh tế sau đại dịch. Đây cũng là lợi thế của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực M&A. Chính vì vậy, việc "dắt túi" những cổ phiếu Penny ngành M&A để chuẩn bị cho sóng phục hồi cuối năm đang là tiêu chí đầu tư mới của các nhà đầu tư.

Từ đầu năm nay, khi thị trường đang mải mê với "cơn sốt" đến từ nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, các cổ phiếu ngành M&A đã bắt đầu có nhiều đợt "sóng ngầm". Đơn cử như cổ phiếu PGT của công ty CP PGT Holdings, từ một cổ phiếu nhỏ với mức giá " trà đá" , sau nhiều phiên "tím trần" liên tiếp, cái tên này đã bắt đầu gây chú ý trên thị trường chứng khoán.

photo-1633492137716

Ngành M&A nhận được nhiều sự kỳ vọng của nhà đầu tư. Ảnh: Internet

PGT Holdings là một trong số ít các doanh nghiệp M&A thành công tại Việt Nam với tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài lên đến 85% và được lèo lái bởi ông Kakazu Shogo, doanh nhân có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chứng khoán tại Nhật Bản và gần 11 năm hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam.

Năm 2021, sau cuộc cải cách kinh doanh lớn, tình hình kinh doanh của PGT Holdings ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực bất chấp tác động của Covid-19. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động số hóa M&A hướng đến các ngành "hot" trên thị trường như công nghệ, tài chính, cung ứng nhân lực, tiếp thị kỹ thuật số…

Ngoài ra, công ty cũng lên kế hoạch tiếp tục rót vốn vào các công ty con như công ty Vĩnh Đại Phát (chuyên lĩnh vực cung ứng nguồn lao động), Công ty TNHH Vina Terrace Hotel (chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư), thực hiện dự án cho vay tài chính như cho vay bằng điện thoại thông minh ở Myanmar thông qua công ty con là công ty TNHH BMF Microfinance.

PV
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.