Nhà đầu tư nên “Chọn mặt gửi vàng” vào đâu để tránh lạm phát trong năm 2023

Đầu tư và Tiếp thị
07:49 AM 16/01/2023

Vàng, cổ phiếu giá trị, trái phiếu, tiết kiệm và tiền mã hóa là những kênh được nhiều nhà đầu tư Việt quan tâm năm nay để đối phó lạm phát.

Chốt phiên giao dịch ngày 13/1/2023, VN-Index tăng 3,78 điểm lên 1.060,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 670,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12394,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 168 mã tăng giá, 197 mã giảm giá và 83 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,68 điểm xuống 211,26 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 64,4 triệu đơn vị, tương ứng trên 879 tỷ đồng. Toàn sàn có 66 mã tăng giá, 76 mã giảm giá và 64 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,1 điểm xuống 72,09 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 45,9 triệu đơn vị, tương ứng gần 424 tỷ đồng. Toàn sàn có 179 mã tăng giá, 133 mã giảm giá và 100 mã đứng giá.

photo-1673789303692

Áp lực lạm phát không quá lớn nhưng không chủ quan

Vượt qua thách thức và khó khăn, năm 2022 kinh tế Việt Nam đã đạt được mục tiêu kép: GDP ước tăng 8,02% so với năm 2021, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022; lạm phát bình quân năm 2022 chỉ ở mức 3,15%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% được Quốc hội giao. Ngoài ra, đồng Việt Nam cũng được coi là đồng tiền có tính ổn định cao trên thế giới trong năm qua.

Phân tích về xu hướng thời gian tới, các chuyên gia cho rằng: Các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỷ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước. Tuy nhiên, áp lực tăng giá điện, giá một số dịch vụ do Nhà nước kiểm soát trong năm 2023 sẽ lớn hơn so với năm 2022, những tác động cụ thể còn phụ thuộc vào thời điểm và mức độ điều chỉnh giá của cơ quan quản lý.

Nếu việc điều chỉnh giá được thực hiện trong nửa cuối năm 2023 với mức điều chỉnh không quá lớn, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5% hoặc thấp hơn vẫn khả thi.

Nhấn mạnh về những hạn chế cần khắc phục, năm 2022, trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh, việc điều hành xăng dầu còn lúng túng ở một số thời điểm, chưa vận hành trôi chảy theo thị trường.

Về khung pháp lý năm 2023, các bộ, ngành cần khẩn trương tham gia sửa đổi Nghị định 95/2021 về quản lý xăng dầu một cách có chất lượng, cần theo hướng tập trung đầu mối để tiện lợi trong việc điều chỉnh giá bán.

Lạc quan về triển vọng kiểm soát lạm phát, năm 2023 có những thuận lợi trên đà phục hồi kinh tế 2022 tạo nền tảng, nguồn lực cho điều hành chính sách năm tới, góp phần hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Lạm phát được kiểm soát tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho chính sách tiền tệ; thâm hụt ngân sách ở mức thấp và thu ngân sách đạt kế hoạch tạo dư địa mở rộng phù hợp chính sách tài khóa…

Nhà đầu tư nên gửi tiền vào đâu để tránh lạm phát năm 2023?

Nhìn chung, theo các con số thống kê cùng ý kiến chuyên gia, 80% các nhà đầu tư trong nước đang chủ động quản lý tài sản và thay đổi chiến lược đầu tư trước những thách thức kinh tế hiện nay. Trong đó, lạm phát (36%), nguy cơ suy thoái kinh tế (21%) và biến động của kinh tế thế giới (18%) là những lo ngại chính.

Năm nay, vàng tiếp tục là kênh được nhiều nhà đầu tư Việt Nam quan tâm, với 57% người tham gia cho biết họ đầu tư vào kim loại quý do tình hình lạm phát. Ngoài ra, gần một nửa nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu giá trị và 44% quan tâm đến trái phiếu.

Ngoài các kênh truyền thống, khảo sát cũng cho thấy 73% các nhà đầu tư trong nước vẫn tin rằng các tài sản mã hóa chiếm phần quan trọng trong bất kỳ danh mục đầu tư nào, mặc dù thị trường này phải đối mặt với nhiều vấn đề trong năm 2022. Trên thế giới, 66% nhà đầu tư nắm giữ tài sản mã hóa, trong khi đó ở Việt Nam tỷ lệ trên lên tới 80%. Với con số này, Việt Nam nằm trong nhóm những nước có nhà đầu tư tham gia nhiều nhất vào kênh này, cùng với Nigeria (90%), Thái Lan (80%) và Indonesia (80%).

Nhìn về tương lai, gần ba phần tư người tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục tăng đầu tư vào các tài sản mã hóa năm 2023. Trong đó, 41% các nhà đầu tư cho rằng đây là cách tốt để đa dạng hóa danh mục đầu tư và 33% nhà đầu tư nhận thấy nhiều người kiếm được lợi nhuận đáng kể từ kênh này.

Điều hành cân bằng, hợp lý giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng

Trước bối cảnh khó khăn, thách thức nêu trên, công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá và nâng lãi suất điều hành ở mức độ hợp lý để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Thời gian tới, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động, ngược lại phải luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

Nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả. Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột.

Tập trung nghiên cứu, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất; giữa kiểm soát lạm phát với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sát thực tiễn tình hình. Bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tiền tệ. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và các chủ thể liên quan theo đúng quy định pháp luật trong bất cứ hoàn cảnh nào; góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Chúng ta không thể không quyết liệt xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực; làm như vậy không những để phát triển lành mạnh, bền vững các loại thị trường, minh bạch nền hành chính, nền kinh tế; mà còn để bảo vệ các nhà đầu tư, các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp chân chính hoạt động an toàn, bền vững, đúng pháp luật.

Cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém; đồng thời có giải pháp phù hợp, hiệu quả bảo đảm các thị trường này hoạt động minh bạch, lành mạnh, bền vững theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, trước hết là đề xuất Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và sửa một số nghị định, thông tư liên quan. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tính tuân thủ của các doanh nghiệp, đối tác tham gia thị trường. Rà soát, có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đầu tư, cung cấp dịch vụ. Kiểm soát tốt hơn hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người yếu thế.

Trong năm 2023, dù tình hình còn nhiều khó khăn, các chuyên gia vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam và cho rằng đây vẫn là một điểm sáng phục hồi trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Đặc biệt, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ trong nhận diện rủi ro và có các giải pháp điều chỉnh chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn, thách thức.

Quay lại với cơ hội kinh doanh, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

photo-1673789307506

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 13/1/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.

Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).