Nhà đầu tư thận trọng khi VN-Index về sát 1.200 điểm
Mặc dù một số tín hiệu về thanh khoản, dòng tiền cũng như các chỉ báo kỹ thuật bớt tiêu cực hơn, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn đang thận trọng đứng ngoài khiến thị trường tiếp tục gặp khó.
Trong phiên 19/11, áp lực bán thường trực đã khiến thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm từ khá sớm và VN-Index đã có thời điểm tìm về gần mốc quan trọng 1.200 điểm.
Nhưng về cuối phiên, khi lực bán đã chững lại và dòng tiền bất ngờ bắt đáy nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán sau khi nhóm này giảm mạnh nhất trong tuần trước và qua đó, giúp VN-Index đảo chiều bật hồi hơn 20 điểm lên mức 1.225 điểm trước khi hạ nhiệt về dưới tham chiếu khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HOSE có 112 mã tăng và 220 mã giảm, VN-Index giảm 1,52 điểm (-0,12%), xuống 1.215,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 205,2 triệu đơn vị, giá trị 5.446 tỷ đồng, giảm 25% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 53,9 triệu đơn vị, giá trị 1.300 tỷ đồng.
Các bluechip phiên này đáng kể là hai cổ phiếu VHM và PLX khi bứt lên và dẫn đầu đà tăng. Trong đó, PLX +2,92% lên 38.800 đồng và VHM +2,94% lên 42.000 đồng, khớp lệnh vượt trội so với phần còn lại trong nhóm và đồng thời dẫn đầu toàn sàn với hơn 15,55 triệu đơn vị.
Các bluechip tăng khác dù chỉ nhích nhẹ, nhưng điểm tích cực là đều đảo chiều tăng điểm, giúp thị trường bớt tiêu cực, với các mã lớn VIC, VRE, BVH, HDB, BID nhích 0,5% đến hơn 1%.
Ở chiều ngược lại, ngoài FPT để mất hơn 2%, các mã STB, GVR, MWG giảm 1,1% đến 1,7% thì còn lại cũng chỉ giảm điểm nhẹ.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ với lác đác vài cái tên nổi bật ở chiều tăng giá nhưu VRC tăng trần +6,9% lên 10.500 đồng, khớp 0,32 triệu đơn vị; NO1 +6% lên 12.300 đồng, khớp 0,34 triệu đơn vị. Các mã NVL, VOS, HAG tăng 2% đến hơn 2%, khớp lệnh HAG và NVL có hơn 3 triệu đơn vị.
Trái lại, cổ phiếu QCG vẫn nằm sàn -6,8% xuống 12.400 đồng, khớp 1,08 triệu đơn vị và còn dư bán sàn hơn 0,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu CTF cũng bị bán mạnh và giảm sàn -6,8% xuống 24.500 đồng, khớp 0,12 triệu đơn vị.
Phần còn lại không xuất hiện mã nào giảm quá sâu, khi nhà đầu tư vẫn hạn chế bán giá thấp.
Trên sàn HNX, sắc đỏ lan rộng từ sớm đã khiến HNX-Index đảo chiều giảm điểm, dù mức giảm nhìn chung cũng không quá lớn.
Chốt phiên, sàn HNX có 45 mã tăng và 72 mã giảm, HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,48%), xuống 220,73 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,8 triệu đơn vị, giá trị 184,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1 triệu đơn vị, giá trị 5,88 tỷ đồng.
Nhóm các cổ phiếu thanh khoản cao nhất sàn, ngoài hai mã SHS và VFS tăng điểm nhẹ trên dưới 1%, thì còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Trong đó, NRC giảm mạnh nhất -7% xuống 4.000 đồng, GKM -6,4% xuống 5.900 đồng. Các cổ phiếu MBS, PVS, CEO, IDC, HUT, TNG chỉ giảm điểm nhẹ.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng giảm điểm từ sớm và liên tục tìm đến các mức thấp hơn trong phiên.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 1 điểm (-1,1%), xuống 90,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 10,6 triệu đơn vị, giá trị 164,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,54 triệu đơn vị, giá trị 216,2 tỷ đồng.
Hai cổ phiếu tăng tốt nhất trong số những mã hút giao dịch nhất là PHP +4,2% lên 37.000 đồng và DDV +3,4% lên 18.200 đồng, khớp lần lượt 0,39 triệu đơn vị và 1,31 triệu đơn vị.
Những sắc xanh khác có tại ACV, DRI, VHI, BSR, BCR, nhưng mức tăng chỉ trên dưới 1%.
Minh An (t/h)Trong không khí náo nhiệt của Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12, hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.