Nhà nghiên cứu cảnh báo: Thủy tinh gây hại cho môi trường nhiều hơn nhựa
Một nghiên cứu của Đại học Southampton trên Tạp chí Detritus đã cảnh báo rằng việc sản xuất ra những chai thủy tinh gây hại cho môi trường và tài nguyên gấp 4 lần so với việc sản xuất nhựa.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao bì đồ uống khác nhau, bao gồm cả chai thủy tinh và nhựa, lon nhôm và hộp giấy.
Về việc gây hại cho môi trường của chai nhựa là chắc chắn, vì quá trình sản xuất chúng đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Hơn nữa, đồ nhựa tồn tại rất lâu sau khi thải bỏ và có khả năng phá vỡ và phát tán vi nhựa gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng tác động tổng thể của việc tạo ra chai thủy tinh sẽ tồi tệ hơn nhựa nếu xét thêm cả lượng năng lượng tạo ra trong quá trình sản xuất và thiệt hại của việc khai thác tài nguyên. Lý do khác là việc người dùng ngày nay thường có xu hướng vứt bỏ chai thủy tinh sau khi dùng một lần, dù chúng có khả năng tái chế từ 12 đến 20 lần.
Kết luận cuối cùng của nghiên cứu là những hộp giấy thân thiện với môi trường nhất, sau đó là lon nhôm.
Tác hại của việc sản xuất thủy tinh
Theo nhà khoa học và tác giả bài viết Alice Brock, trong việc chế tạo thủy tinh "cần phải có một lượng lớn năng lượng" để đốt nóng các nguyên liệu thô và nó cũng thải ra các chất ô nhiễm trong không khí như Sulfur Dioxide và Carbon Dioxide gây ra hiệu ứng nhà kính.
Trong quá trình khai thác, các vật liệu như cát silica, dolomit và tro soda sẽ gây tác động như suy thoái cho đất, ô nhiễm nguồn nước, không khí và tạo ra căn bệnh nghề nghiệp với những người khai thác là "bệnh bụi phổi Silic", nguyên nhân căn bệnh được biết đến là do hít phải bụi silica kết tinh gây viêm và sẹo mô phổi, hiện tại nó gây ra tác hại sức khỏe vĩnh viễn và chưa có thuốc chữa.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sản xuất gây ra các tác hại tiêu cực như "biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước ngọt, axit hóa đại dương" và cái gọi là hiện tượng "phú dưỡng nước ngọt". Hiện tượng phú dưỡng nước ngọt khiến các loại tảo gia tăng đột biến, gây nguy hiểm cho các sinh vật sống trong đó, đồng thời tạo ra bùn lắng dưới đáy dẫn đến việc tạo nên các đầm lầy.
Kết luận, Tiến sĩ Brock cho rằng, việc sử dụng các sản phẩm có thể tái sản xuất là chưa đủ, chúng ta nên thay đổi tư duy bằng việc tái sử dụng lại các chai, lon đựng nước để giảm tác động đến môi trường. Cuối cùng, chỉ có hộp giấy được xem là ít nguy hại nhất, còn đồ nhựa hay thủy tinh đều gây tác động lớn đến môi trường.
Mai Phương (Theo Scienetimes)VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.