“Nhánh nhỏ, giải pháp sinh lời” của thị trường Trái Phiếu
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/3/2023, VN-Index giảm 2,94 điểm (0,28%) xuống 1.037,61 điểm, HNX-Index giảm 0,68 điểm (0,33%) về 206,14 điểm, UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (0,46%) còn 76,28 điểm.
Nhìn chung tình trạng phân hóa diễn ra rộng trên toàn thị trường. Lực mua và lực bán cũng khá cân bằng. Thanh khoản toàn thị trường tiếp tục ở mức thấp với giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 7,1 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục chuỗi bán ròng, giá trị bán ròng phiên 02/03 ở mức gần 140 trỷ đồng.
Trái phiếu chuyển đổi là gì chắc hẳn là một thắc mắc mà các nhà đầu tư mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường trái phiếu đều gặp phải. Sự khác nhau giữa việc nắm giữ trái phiếu và trái phiếu chuyển đổi là gì?, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu trái phiếu chuyển đổi là gì, ưu nhược điểm của nó, mức sinh lời ra sao... và có nên đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi hay không.
1. Bản chất trái phiếu chuyển đổi là gì
Trái phiếu (hay Bonds) là giấy xác nhận có nghĩa vụ nợ của công ty phát hành đối với người mua trái phiếu. Nhà đầu tư cho doanh nghiệp vay thông qua hình thức mua trái phiếu. Lúc này doanh nghiệp sẽ xác nhận nghĩa vụ nợ đối với nhà đầu tư bằng cách phát hành trái phiếu, trên đó thể hiện rõ lãi suất, thời gian trả lãi, trả gốc. Trái phiếu được phân loại theo các đặc điểm khác nhau, một số loại trái phiếu thông dụng như: trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu đảm bảo, trái phiếu ghi danh,….
Trái phiếu chuyển đổi là một nhánh nhỏ của trái phiếu. Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bond) là trái phiếu được phân loại theo tính chất của trái phiếu (gồm trái phiếu có tính chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại). Về bản chất, trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán nợ có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối là thấp hơn so với các loại trái phiếu khác, đồng thời trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường của công ty và đây chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Nên hiểu rằng, về bản chất đối với nền kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu DN và quyền mua cổ phiếu do chính DN phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước.
2. Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi
Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì đối với công ty phát hành
#Ưu điểm
Chi phí khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi thường sẽ thấp hơn so với chi phí, lãi suất khi phát hành trái phiếu thông thường. Việc này giúp tổ chức phát hành loại trái phiếu này có thể giảm thiểu rủi ro hơn.
Phát hành loại trái phiếu này giúp hạn chế rủi ro cho các cổ đông, tăng vốn cổ phần, đồng thời góp phần làm tăng giá trị của doanh nghiệp.
Việc phát hành loại cổ phiếu này giúp giá cổ phiếu của doanh nghiệp không bị sụt giảm bởi số lượng cổ phiếu tăng một cách nhanh chóng trên thị trường
So với việc phát hành cổ phiếu, Trước khi trái phiếu được chuyển đổi các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp sẽ không bị giảm thu nhập.
Trong trường hợp việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu thường của doanh nghiệp không thuận lợi, việc phát hành loại trái phiếu này sẽ giúp doanh nghiệp tạo thêm khả năng huy động vốn một cách dễ dàng hơn.
#Nhược điểm
Do các cổ đông thường có quyền tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra thay đổi trong việc kiểm soát và điều hành công ty.
Khi trái phiếu được chuyển đổi do tăng số cổ phiếu lưu hành nên vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" dẫn đến việc mỗi cổ phần khi đó sẽ đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty.
Vì lợi tức trái phiếu được tính vào phần chi phí nên được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty, còn cổ tức là lấy từ lợi nhuận sau thuế của công ty. Kết quả của việc chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, nghĩa là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Từ đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi.
Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi đối với các nhà đầu tư
#Ưu điểm
Trái phiếu chuyển đổi cũng có một số đặc điểm tương tự trái phiếu thường, nghĩa là các nhà đầu tư được thanh toán tiền lãi với mức lãi suất cố định. Và thông thường, thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. Bên cạnh đó, trái phiếu biến đổi này cũng có thể được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn.
Nhà đầu tư nắm giữ loại trái phiếu này sẽ được hưởng các quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty bị thanh lý hay phá sản.
Trong những giai đoạn thị trường chứng khoán tụt dốc, giá thị trường của trái phiếu này thường có xu hướng ổn định hơn giá của các cổ phiếu. Bên cạnh đó, giá trị của loại trái phiếu này sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác trên thị trường.
Khi giá cổ phiếu của công ty phát hành trên thị trường có xu hướng tăng, khả năng chuyển đổi của trái phiếu được cho là sẽ giúp nhà đầu tư có nhiều cơ hội sinh lợi nhuận hơn.
Nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc chuyển đổi trái phiếu hay không. Trong lúc thị trường giá cổ phiếu đang giảm, nhà đầu tư có thể lựa chọn không thực hiện quyền chuyển đổi mà đợi đến khi giá cổ phiếu tăng mạnh sau đó thực hiện chuyển đổi để sinh lợi.
#Nhược điểm
So với các loại trái phiếu khác những nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.
Do thời gian để một trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu khá dài nên có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong những trường hợp công ty phải ngừng các hoạt động do hợp nhất, sáp nhập hay giải thể thì các trái chủ sở hữu loại trái phiếu này sẽ bị mất đi đặc quyền chuyển đổi này.
3. Định giá Trái phiếu chuyển đổi
Các nhà đầu tư cần dựa trên cơ sở của quyền mua cổ phiếu và giá trị trái phiếu để có thể định giá trái phiếu chuyển đổi. Công thức định giá có thể khái quát là:
Giá trị trái phiếu chuyển đổi = Giá trị trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi
Trong đó:
Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của dòng tiền khi thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu đó. Trong đó, lãi suất được xác định là lãi suất được chiết khấu dựa trên quan hệ cung cầu, lãi suất chung của thị trường và của biên độ rủi ro tín dụng
Giá trị quyền chuyển đổi được xem là quyền mua cổ phiếu. Giá trị này được phụ thuộc vào giá của cổ phiếu tại thời điểm đó. Khi cổ phiếu có giá giảm thì quyền mua sẽ đem lại ít lợi nhuận và giá trị hơn và ngược lại.
Ngoài ra, giá trị quyền mua cổ phiếu còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: thời hạn được thực hiện quyền, mức độ biến động của giá cổ phiếu và mức lãi suất trên thị trường.
Mỗi sản phẩm chứng khoán đều có mặt ưu và nhược riêng. Trước khi quyết định mua trái phiếu nhà đầu tư nên tìm hiểu và nghiên cứu về công ty phát hành: Tình hình kinh doanh, các báo cáo tài chính, báo cáo trả lãi cho những đợt phát hành trái phiếu trước đó để đảm bảo tính an toàn đối với kết quả đầu tư của mình.
Quy trở lại với thị trường chứng khoán, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiêm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 2/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.