Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tăng cả lượng và kim ngạch

Xuất nhập khẩu
08:49 AM 31/10/2024

9 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, giá trung bình đạt 645,1 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2024, cả nước nhập khẩu 208.338 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương gần 136,06 triệu USD, giá trung bình 653 USD/tấn, giảm 36,19% về lượng, giảm 25,26% về kim ngạch nhưng tăng 1,75% về giá so với tháng 8/2024.

Tính chung trong 9 tháng năm 2024, cả nước nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, giá trung bình đạt 645,1 USD/tấn, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch và tăng 7,26% về giá so với 9 tháng năm 2023.

Nhập khẩu khí đốt hóa lỏng tăng cả lượng và kim ngạch- Ảnh 1.

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024. Ảnh: Int

Việt Nam vẫn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ 3 thị trường chủ yếu là Qatar, U.A.E và Saudi Arabia; trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Qatar đạt 506.499, tương đương trên 309,93 triệu USD, giá 611,9 USD/tấn, tăng mạnh 186% về lượng, tăng 173,19% về kim ngạch nhưng giảm 4,5% về giá so với 9 tháng năm 2023; chiếm 21,2% trong tổng lượng và chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước.

Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 297.447 tấn, tương đương trên 194,21 triệu USD, giá 652,9 USD/tấn, giảm 45,8% về lượng, giảm 38,97% về kim ngạch nhưng tăng 12,6% về giá, chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 12,6% trong tổng kim ngạch.

Tiếp theo là thị trường U.A.E đạt 294.718 tấn, trị giá trên 187,19 triệu USD, giá 635,2 USD/tấn, giảm mạnh 30,46% về lượng, giảm 24,17% về kim ngạch nhưng tăng 9% về giá, chiếm 12,3% trong tổng lượng và chiếm 12,2% tổng kim ngạch.

Nhìn chung, kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng 9 tháng năm 2024 từ đa số thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Thị trường khí đốt hóa lỏng Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1991, với sản lượng chỉ khoảng 400 tấn. Năm 1998, Nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố đi vào hoạt động là sự kiện nổi bật đánh dấu mốc của thị trường LPG Việt Nam.

Hiện sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm. 

LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.

Hiện nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Giá căn hộ chung cư quý III có nơi tăng 35 - 40% Giá căn hộ chung cư quý III có nơi tăng 35 - 40%

Bộ Xây dựng cho biết, do chịu tác động bởi chi phí liên quan đến đất đai tăng khi áp dụng phương pháp tính và bảng giá đất mới, đồng thời sản phẩm nhà ở giá bình dân không đủ nguồn cung... đã kéo giá bán căn hộ chung cư tại một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35 - 40%.