Nhập khẩu ngô 8 tháng đạt trị giá gần 1,72 tỷ USD
Hiện, Việt Nam phụ thuộc đến gần 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương… từ các nguồn nhập khẩu. Trong đó, ngô là một trong những nguyên liệu được Việt Nam tăng cường nhập khẩu.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 8 tháng năm 2024 đạt trên 6,93 triệu tấn, trị giá trên 1,72 tỷ USD, giá trung bình 247,4 USD/tấn, tăng 29,5% về lượng, tăng 0,07% kim ngạch nhưng giảm 22,8% về giá so với 8 tháng năm 2023.
Riêng tháng 8/2024 đạt 1,19 triệu tấn, tương đương 284,44 triệu USD, giá trung bình 239,2 USD/tấn, tăng 33,3% về lượng, tăng 32,6% kim ngạch nhưng giá giảm 0,5% so với tháng 7/2024; so với tháng 8/2023 tăng 10,7% về lượng, nhưng giảm 8,3% về kim ngạch và giảm 17,1% về giá.
Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam, chiếm 58,3% trong tổng lượng và chiếm 57% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt trên 4,04 triệu tấn, tương đương gần 978,45 triệu USD, tăng 106,5% về lượng, tăng 57,9% kim ngạch.
Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 8 tháng đạt gần 1,79 triệu tấn, tương đương 453,89 triệu USD, chiếm 25,8% trong tổng lượng và chiếm 26,5% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 18,9% về kim ngạch.
Hiện, Việt Nam phụ thuộc đến gần 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương… từ các nguồn nhập khẩu. Trong đó, ngô là một trong những nguyên liệu được Việt Nam tăng cường nhập khẩu.
Thời điểm này, gần như 100% doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đều nhập khẩu ngô ở Brazil, Ấn Độ, Argentina, Hoa Kỳ, Thái Lan… Đây là các nước trồng ngô biến đổi gen với diện tích lớn và chất lượng cũng thuộc loại tốt nhất thế giới. Đặc biệt với chất lượng vượt trội, khi đưa những giống ngô này vào sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng sẽ cho chất lượng tốt hơn. Ví dụ, năng suất ngô của Việt Nam chỉ 4,8 tấn/ha nhưng của các nước sử dụng nguồn giống chuyển gen, năng suất tới 9 tấn/ha.
Ngoài chất lượng, giá rẻ, doanh nghiệp Việt ưa nhập khẩu ngô còn do tính chất hàng hóa của các nước xuất khẩu cao nên có thể nhập được với số lượng lớn. Trong khi hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.
Để chủ động phần nào nguồn ngô, Việt Nam cần khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi liên kết người sản xuất, các HTX để hình thành các chuỗi, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi.
Nhà nước cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm từ ngô, trong đó ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về sản xuất, sấy, bảo quản ngô…
Việc nhập khẩu ngô với số lượng lớn không chỉ tạo ra áp lực lên cán cân thương mại mà còn đặt ra nhiều thách thức về an ninh lương thực và sự bền vững trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng cường nhập khẩu là do sản lượng ngô trong nước không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ ngành chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc.
An Mai (t/h)“Với hạ tầng, hệ sinh thái du lịch hoàn thiện và khả năng tiếp cận thuận tiện, Phú Quốc có thể trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ thế giới như APEC. Phú Quốc đang ở giai đoạn vàng để phát triển toàn diện”, Phó Chủ tịch thường trực Hội Lữ hành G7 đánh giá.