Nhật Bản và những dự án tăng cường hợp tác với ASEAN
Đầu tháng 1/2022, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Hagiuda Koichi đã công bố sáng kiến đầu tư vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó tập trung vào 4 lĩnh vực gồm chuỗi cung ứng, kết nối, đổi mới kỹ thuật số và nguồn nhân lực.
Về sáng kiến đầu tư vào chuỗi cung ứng, Bộ trưởng Koichi nhấn mạnh rằng nâng cao năng lực của ASEAN với tư cách là một trung tâm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng sức hấp dẫn của khu vực này cũng vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản. Một ASEAN ổn định và dễ dự đoán, coi trọng thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương sẽ mang lại giá trị cao trong thời kỳ bất ổn hiện nay.
Theo Bộ trưởng Koichi, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản đã hết sức ủng hộ nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản nhằm tránh nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó một dự án vô cùng nhân văn do doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT_doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản) kêu gọi cứu trợ người dân Việt Nam vượt qua dịch bệnh Covid 19. PGT luôn khẳng định vai trò của mình, không chỉ đem lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn đóng góp cho các công tác xã hội, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng.
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP. Hồ Chí Minh".
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp".
Khu vực tư nhân đang thể hiện rõ chính sách ưu tiên của họ dành cho ASEAN. Nhật Bản đã chi khoảng 300 triệu USD để hỗ trợ đầu tư cho 92 công ty tư nhân nhằm đa dạng chuỗi cung ứng của các công ty này tại ASEAN và có kế hoạch tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ vừa đề cập trong năm nay.
Bên cạnh đó, đầu tư vào quản lý chuỗi cung ứng kỹ thuật số sẽ được thúc đẩy. Nhật Bản sẽ chọn ra 100 dự án tốt nhất với các nước ASEAN và châu Á. Bước đầu tiên, Tokyo sẽ hỗ trợ khoảng 9 triệu USD.
Ngoài ra, Công ty bảo hiểm xuất khẩu và đầu tư Nhật Bản (NEXI) và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cũng sẽ hỗ trợ tăng cường chuỗi cung ứng kỹ thuật số.
Nhật Bản cũng sẽ đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng để tạo ra các sản phẩm mới, phù hợp với thời đại đang thay đổi. Hiện nay, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đang tìm kiếm thị trường sản xuất xe điện (EV). Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ phát triển thị trường cho các phương tiện thế hệ tiếp theo như EV, xe chạy bằng hydro và nhiên liệu sinh học. Chính phủ Nhật Bản sẽ cùng lĩnh vực tư nhân phát triển chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp ôtô ASEAN.
Về sáng kiến đầu tư vào lĩnh vực kết nối, Bộ trưởng Koichi nhấn mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng cứng sẽ tiếp tục, song song với đầu tư vào kết nối mềm. ASEAN và Nhật Bản đã và đang cùng thúc đẩy tiến trình xây dựng luật thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) và hiệp định đối tác kinh tế (EPA) song phương và khu vực.
Nhật Bản sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu thiết lập trật tự kinh tế tự do và công bằng nhằm đảm bảo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ vận hành tốt trong vai trò của một nền tảng khu vực, đóng góp tích cực vào quá trình triển khai thực hiện Hiệp định sau khi có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 vừa qua.
Nhật Bản cũng sẽ đóng góp vào xu hướng số hóa các thủ tục thương mại. Tài liệu thương mại sẽ được số hóa và các nền tảng thương mại kỹ số sẽ được thiết lập, tạo điều kiện cho các bên liên quan chia sẻ thông tin một cách an toàn thông qua biện pháp sử dụng các công nghệ chuỗi khối (blockchain). Các công ty tư nhân của Nhật Bản và ASEAN đang nỗ lực để đạt được những mục tiêu này với sự hỗ trợ từ các chính phủ.
Về sáng kiến đầu tư vào ngành công nghiệp mới và đổi mới kỹ thuật số gắn với xây dựng xã hội bền vững, trong 2 năm qua, Chính phủ Nhật Bản đã cung cấp khoảng 8 triệu USD cho 40 dự án mới nhằm hỗ trợ các liên minh của các công ty Nhật Bản và ASEAN đưa ra nhiều giải pháp cho các vấn đề xã hội tại địa phương. Tokyo sẽ tiếp tục cung cấp khoảng 9 triệu USD để thúc đẩy quan hệ đối tác trong lĩnh vực này giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và ASEAN.
Về sáng kiến đầu tư vào nguồn nhân lực của tương lai, Bộ trưởng Koichi cho hay trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ nhằm tạo cơ hội cho 50.000 chuyên gia châu Á có tay nghề cao tìm kiếm việc làm trong các công ty Nhật Bản tại châu Á, cũng như tại Nhật Bản.
Tại thị trường Việt Nam Công ty Cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) là một ứng viên sáng giá đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng". Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Đặc biệt năm 2022, PGT holdings còn mở cửa chào đón thêm một cổ đông người Nhật Bản đầy kinh nghiệm và tài năng.
Ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC. Hiện nay, ông là giám đốc của tổ chức Universal Network - hiệp hội quản lý nguồn nhân lực lớn ở Nhật Bản. Cho đến nay, tổ chức đã giới thiệu và giám sát hơn 3.000 thực tập sinh Việt Nam cho nhiều công ty Nhật Bản. Năm nay, với sự suy giảm của đại dịch covid-19, thì có nhiều dự đoán rằng hoạt động tuyển dụng nhân lực Việt Nam ở Nhật Bản sẽ trở nên sôi nổi. Với việc hợp tác với ông Nakao, PGT có thể góp phần vào việc kết nối những bạn trẻ tiềm năng người Việt với các doanh nghiệp xuất sắc của Nhật Bản.
PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh " Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.