Nhật Bản vẫn là thị trường hàng đầu trong tiếp nhận lao động Việt Nam

Thị trường
10:57 AM 22/05/2024

Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 4 tháng đầu năm 2024, Nhật Bản vẫn là thị trường đứng đầu về xuất khẩu lao động của Việt Nam với 29.665 lao động.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2024 là 12.430 lao động, trong đó có 2.710 lao động nữ.

Trong đó thị trường Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu với 6.301 lao động (2.592 lao động nữ), Đài Loan 5.127 lao động nam, Hàn Quốc 108 lao động nam, Trung Quốc 137 lao động nam, Nga 40 lao động nam, Romania 101 lao động (20 lao động nữ).

Hungary 56 lao động (8 lao động nữ), Singapore 123 lao động nam, Ma cao 43 lao động (4 lao động nữ), Ả-rập Xê-út 67 lao động (52 lao động nữ), Algeria 40 lao động nam, Thái Lan 105 lao động nam và các thị trường, khác.

Nhật Bản vẫn là thị trường hàng đầu trong tiếp nhận lao động Việt Nam- Ảnh 1.

Nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Ảnh: Internet

Tính cả quý I, 4 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 48.363 lao động (14.193 lao động nữ), đạt 38,69% kế hoạch năm nay. Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam lần lượt là Nhật Bản: 29.665 lao động, Đài Loan (Trung Quốc): 14.908 lao động, Hàn Quốc: 815 lao động, Trung Quốc: 535 lao động, Singapore: 393 lao động, Rumani: 320 lao động, Thái Lan: 295 lao động, Macao (Trung Quốc): 182 lao động, Ả-rập Xê-út: 214 lao động, Hungary: 164 lao động và các thị trường khác.

Như vậy, Nhật Bản tiếp tục là sự lựa chọn của đông đảo người lao động khi ra nước ngoài làm việc trong 4 tháng đầu năm.

Trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Ngô Bá Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Cung ứng nhân lực Năm Châu cho biết, thị trường Nhật Bản vẫn có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối người lao động do chế độ phúc lợi, văn hóa, môi trường làm việc phù hợp với người lao động Việt Nam, chính sách gia hạn visa, chuyển đổi visa để hưởng mức lương cao hơn, kéo dài thời gian làm việc tại Nhật Bản vô cùng dễ dàng, thuận lợi. Việc đồng Yên mất giá chỉ là tạm thời và mức lương cho người lao động vẫn hấp dẫn.

Cũng theo ông Quyết, một lý do nữa khiến nhu cầu sang Nhật Bản liên tục tăng cao là do các công ty Nhật luôn bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Số lượng lao động sang Nhật Bản làm việc vẫn ngày một tăng lên. Những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản luôn chiếm hơn 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm.

Theo kế hoạch năm 2024, Việt Nam sẽ đưa khoảng 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến hết tháng 4, Việt Nam đã đưa được gần 50.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là kết quả tích cực đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh thị trường lao động trong nước vẫn chưa ổn định, tỷ lệ lao động thất nghiệp vẫn còn lớn.

Trong thời gian tới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh, và nâng cao chất lượng công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp; tăng cường hỗ trợ người lao động về nước đúng hạn hòa nhập thị trường lao động trong nước.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.