NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Địa phương
03:47 PM 05/12/2024

Thời gian qua, Phòng GD NHCSXH huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã phát huy vai trò “cầu nối” đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân. Qua đó, giúp người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.

Để triển khai hiệu quả chương trình tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, Phòng GD NHCSXH huyện Thanh Thủy luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương, những giải pháp chỉ đạo của ngân hàng cấp trên để xây dựng kế hoạch triển khai chương trình tín dụng ­ưu đãi đến cơ sở, gắn việc đầu tư tín dụng ưu đãi với kế hoạch, chương trình, mục tiêu phát triển KT - XH tại địa phương. Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và triển khai thực hiện kết luận số 06 KL/TW ngày 10 tháng 6 năm 2023CT/TW. 

Đặc biệt, NHCSXH huyện đã cùng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện triển khai sử dụng ứng dụng quản lý tín dụng chính sách (QLTDCS) thực hiện giao dịch trên điện thoại thông minh, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong việc triển khai ứng dụng công nghệ số trong việc phục vụ các hoạt động triển khai tại tổ TK&VV cũng như hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch xã của NHCSXH huyện. Đến 30/11/2024, NHCSXH huyện đã triển khai thực hiện ứng dụng QLTDCS trên địa bàn huyện đạt kết quả tốt, nâng cao hoạt động ủy thác, hoạt động của Tổ TK&VV góp phần vào mục tiêu chung của công cuộc chuyển đổi số.

NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 1.
NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 2.
NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 3.

Phòng GD NHCSXH huyện Thanh Thủy luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ... từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

Theo số liệu từ NHCSXH huyện Thanh Thủy, tính đến cuối tháng 11/2024, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt 484.867 triệu đồng, tăng 56.209 triệu đồng so với năm 2023, tăng trưởng 13,11%. Trong đó, nguồn vốn cân đối từ TW là 400.136 triệu đồng, tăng 47.666 triệu đồng so với năm 2023, chiếm 82,52% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách huyện và các tổ chức cá nhân khác đã thực hiện là 5.131/3.963 triệu đồng, đạt 130,4%KH giao, tăng 2,197 tỷ đồng so với năm 2023 chiếm 1,06% tổng nguồn vốn.

Huy động tiết kiệm dân cư đạt 40.846/40.872 triệu đồng, đạt 99,94% tăng 5.974 triệu đồng so với năm 2023. Tiền gửi qua Tổ TK&VV đạt 16.792/16.349 triệu đồng, tăng 443 triệu đồng so với năm 2023, chiếm 11,89% tổng nguồn vốn.

Phòng giao dịch đã thực hiện cho vay với 12 chương trình tín dụng, tổng kế hoạch giao là 485.341 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay đạt 132.134 triệu đồng; doanh số thu nợ đạt  75.223 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 30/11 đạt 484.765 triệu đồng, đạt 99,88% kế hoạch, tăng 56.406 triệu đồng so với 31/12/2023. Tỷ lệ tăng trưởng 13,17%, thực hiện kế hoạch tăng trưởng đạt 98,99%.

NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 4.
NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 5.
NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 6.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng, đến ngày 30/11, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã nhận vốn ủy thác từ ngân sách huyện và các tổ chức cá nhân khác đã thực hiện là 5.131/3.963 triệu đồng, đạt 130,4%KH giao, tăng trưởng 219,7% tăng 2,197 tỷ đồng so với năm 2023. 

Triển khai thực hiện Quyết định số 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng CSXH huyện Thanh Thủy đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an xã, thị trấn, Công an huyện Thanh Thủy tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện chuyển riêng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay đối người chấp hành xong án phạt tù với tổng số tiền là 1 tỷ đồng, lũy kế dư nợ cho vay chương trình tín dụng này là 1.720 triệu đồng.

NHCSXH huyện Thanh Thủy: Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách- Ảnh 7.

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, huyện đã hình thành nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nhau làm kinh tế

Nhờ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, ở huyện đã hình thành nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nhau làm kinh tế, vượt khó vươn lên làm giàu. Qua đó, góp phần tích cực trong công cuộc giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới tại huyện Thanh Thủy.

Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Phòng Giao dịch ngân hàng CSXH huyện Thanh Thủy sẽ tập trung nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng CSXH; bám sát các chương trình, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện để triển khai các chương trình tín dụng CSXH, bảo đảm nguồn vốn ưu đãi được thực hiện hiệu quả; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi, thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng điểm giao dịch, tổ giao dịch lưu động tại các xã, thị trấn; tăng cường phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, đơn vị chức năng, lồng ghép hoạt động tín dụng với hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật, khuyến nông nhằm giúp các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả...

Nghĩa Đồng
Ý kiến của bạn