Nhiều bến bãi hoạt động trái phép ven đê sông Đuống
Dọc tuyến đê sông Đuống đi qua 2 địa bàn huyện Gia Lâm và Đông Anh hiện đang diễn ra tình trạng các bến bãi chứa vật liệu xây dựng hoạt động trái phép, ảnh hưởng lớn đến hành lang bảo vệ đê điều.
Dọc tuyến đê sông Đuống đi qua 2 địa bàn huyện Gia Lâm và Đông Anh hiện đang diễn ra tình trạng các bến bãi chứa vật liệu xây dựng hoạt động trái phép, ảnh hưởng lớn đến hành lang bảo vệ đê điều.
Vốn dĩ sông Đuống là một dòng sông nổi tiếng không chỉ xuất hiện trong thơ ca Việt Nam, sông Đuống còn là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, nguồn nước sông Đuống được dùng để sản xuất nước sạch sinh hoạt.
Nhưng thực tế, hầu hết các bến bãi đều không có hệ thống thoát nước, không chấp hành quy định về chiều cao chứa chất vật liệu, vị trí chứa chất vật tư, vật liệu sai quy định về khoảng cách tới mép bờ sông.
Theo người dân, hầu hết các bến bãi không phép đều thuê đất công điền của các địa phương hoặc tự thuê, mua ruộng của nhau, sau đó san gạt làm nơi tập kết vật liệu. Điều đáng nói, do không có giấy phép nên các bến bãi này cũng không thực hiện các quy định bảo vệ đê điều, cung cấp vật liệu cho xe quá tải đi trên đê sông Đuống.
Tiếp nhận thông tin, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Kỷ - Chủ tịch UBND xã Yên Viên, ông cho biết: Trên địa bàn xã có 4 điểm bến bãi đang hoạt động dọc đê sông Đuống nhưng đều không có giấy phép tồn tại từ rất lâu và không có địa điểm nào khác để buôn bán nguyên vật liệu nên chưa xử lý dứt điểm.
Trước tình trạng trên, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương khẩn trương có biện pháp xử lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, nhất là những điểm mới phát sinh.
Theo đánh giá của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, tình hình vi phạm pháp luật về đê điều tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là vi phạm xây dựng công trình, đổ đất san lấp mặt bằng và tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng vi phạm chỉ giới đê điều.
Trong khi đó, việc xử lý các vi phạm theo quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai còn có hiện tượng né tránh, hiệu quả xử lý thấp. Các đơn vị liên quan thực hiện chưa tốt quy chế phối hợp xử lý vi phạm đê điều của UBND thành phố đã ban hành.
Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, nguyên nhân do chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và chính quyền các cấp dẫn đến xử lý còn nhiều hạn chế, tính răn đe giáo dục không cao. Một số cấp chính quyền xã, phường, quận chưa coi trọng việc xử lý giải tỏa và còn hình thức, xử lý không dứt điểm, dẫn đến hiện tượng tái vi phạm, coi thường pháp luật.
Thiết nghĩ, việc hàng loạt bến bãi vật liệu xây dựng ven sông hoạt động không phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu đê điều, nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão và đời sống của người dân. Vì vậy, việc lập lại trật tự, siết chặt quản lý là yêu cầu cấp thiết đối với TP. Hà Nội.
Nhóm PVBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.